Đô thị thành phố Hòa Bình được quản lý tốt ngày càng khang trang, sạch đẹp. Trong ảnh: Một góc đường phố của thành phố Hòa Bình.

Đô thị thành phố Hòa Bình được quản lý tốt ngày càng khang trang, sạch đẹp. Trong ảnh: Một góc đường phố của thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Từ khi được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2006, trong nhiều năm liên tục, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn luôn được quan tâm đầu tư. Qua đó, bộ mặt đô thị thành phố từng bước đổi mới, ngày càng khang trang, sạch, đẹp. Mặt khác, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý đô thị đã từng bước đi vào nề nếp, góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH tại địa phương.

 

Trao đổi với ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố, được biết, với sự phấn đấu, nỗ lực của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, trong những năm qua, thành phố Hòa Bình đã tăng cường trách nhiệm các cơ quan, đơn vị, chủ tịch UBND các phường, xã. Do đó, trong công tác quản lý trật tự đô thị, nhiều vụ việc trước đây UBND thành phố phải giải quyết nay đã được UBND các phường, xã giải quyết ngay từ cơ sở.

 

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra phát hiện về trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, Thành phố còn thực hiện tách đội trật tự đô thị trực thuộc UBND thành phố, trước đây thuộc phòng Quản lý đô thị. Bên cạnh đó, thành phố còn thành lập 9 đội trật tự đô thị phường, xã nhằm tham mưu và giúp UBND các xã, phường trong công tác quản lý đô thị trên địa bàn.

 

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của đơn vị chức năng và các cấp chính quyền, công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng, ngày càng đi vào nề nếp. Nhiều vi phạm về trật tự đô thị đã được phát hiện và xử phạt hành chính kịp thời, tập trung vào các lĩnh vực như hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở…

 

Ngoài ra, trong những năm qua, thành phố còn tiến hành đánh số và gắn biển số nhà, lắp đặt hệ thống biển tên đường, tên ngõ cho 8 phường và một phần xã Sủ Ngòi với tổng số trên 21.200 biển số nhà, 924 biển tên ngõ, tên đường. Đến nay, trên địa bàn 8 phường nội thành và một phần xã Sủ Ngòi đã hoàn thành công tác đặt tên đường phố và gắn biển số nhà góp phần tăng cường công tác quản lý đô thị, từng bước đáp ứng các yêu cầu phát triển của thành phố.

 

Thực hiện chủ trương XHH công tác vệ sinh môi trường đô thị, sau hơn 3 năm thực hiện công tác vệ sinh môi trường theo phương thức CPH, Đường phố trên địa bàn đã sạch đẹp hơn, không còn hiện tượng rác thải đổ tập trung còn lưu lại trong ngày chờ vận chuyển tại các phường trung tâm. Tỷ lệ thu gom, vận chuyển rác thải đến khu chôn lấp đạt trên 80%.

 

Một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường như xi măng, mía đường, lò gạch thủ công đang xây dựng kế hoạch dừng sản xuất, chuyển đổi công nghệ hoặc di dời. Thành phố có chủ trương khuyến khích phát triển sản xuất VLXD không nung. Mặt khác, UBND thành phố tổ chức lập quy hoạch các điểm mỏ khai thác đất phục vụ san lấp mặt bằng, thi công các công trình dự án, đã được UBND phê duyệt, tạo điều kiện cho nhân dân và các doanh nghiệp phát triển sản xuất, các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở để hướng dẫn quản lý công tác quy hoạch đúng pháp luật.

 

Tuy nhiên, trong qúa trình phát triển đô thị, công tác quản lý vẫn còn một số những hạn chế, yếu kém nhất định do nhiều nguyên nhân. Trong đó, thành phố cũng thừa nhận, công tác quy hoạch, bổ sung điều chỉnh quy hoạch, quản lý thực hiện theo quy hoạch chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển của thành phố; tiến độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng một số công trình còn chậm; nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá thông tin, thể dục, thể thao…còn nhiều khó khăn.

 

Cũng theo ông Nguyễn Việt Hùng, trong thời gian tới, để thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố, thành phố sẽ công bố công khai, tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa theo quy hoạch được phê duyệt. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư, đồng thời để thực hiện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong quá trình thực hiện.

 

Song song với đó, thành phố tiếp tục đẩy nhanh thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, ưu tiên đầu tư các công trình giao thông, điện chiếu sáng, các công trình cấp thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường, các công trình văn hoá - thể thao, phúc lợi công cộng.

 

Đồng thời, làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, môi trường; tăng cường hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông; chấm dứt tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, họp chợ; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường. Phấn đấu đến năm 2015, thành phố Hoà Bình là thành phố công nghiệp - dịch vụ phát triển, tạo nền tảng trở thành đô thị loại II vào năm 2020.

 

 

                                                                                HT

 

 

Các tin khác


Cán bộ, đảng viên nêu gương trong thực hiện quy định về quản lý đô thị, đất đai

Quán triệt các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) gắn với việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, quy định về công tác xây dựng Đảng, Thành ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TH.U, ngày 20/4/2021 về trách nhiệm nêu gương của CB, ĐV, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương; cán bộ lãnh đạo, quản lý; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý đô thị (QLĐT), quản lý đất đai (QLĐĐ) trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025.

Xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP thuỷ sản

Đến nay, tỉnh ta có 9 sản phẩm thuỷ sản chế biến được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 và 4 sao. Việc xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng, phát triển nghề nuôi thuỷ sản bền vững.

Xã Mường Chiềng nỗ lực giảm nghèo

Xã Mường Chiềng (Đà Bắc) có 8 xóm, 946 hộ với 4.070 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã chú trọng lãnh, chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 sản phẩm tiềm năng hạng 5 sao; 32 sản phẩm hạng 4 sao; 124 sản phẩm hạng 3 sao.

Người dân đang hình thành thói quen không dùng tiền mặt

Thời gian qua, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, có mặt hầu hết trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi. Hoạt động chuyển khoản, không dùng tiền mặt (KDTM) không chỉ diễn ra ở các cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ, sản xuất mà ngày càng phổ biến hơn tại nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, điều mà trước đây hiếm thấy.

Nông dân xã Thu Phong góp sức giữ vững các tiêu chí nông thôn mới nâng cao

Với trên 620 hội viên nông dân, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) xã Thu Phong (Cao Phong) đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM với nhiều cách làm hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo. Qua đó góp phần giữ vững các tiêu chí NTM nâng cao tại địa phương, nổi bật nhất là tổ chức các mô hình phát triển kinh tế và duy trì hoạt động bảo vệ môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục