Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Tân Lạc cập nhật hồ sơ, dữ liệu biến động đất đai trên địa bàn.

Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Tân Lạc cập nhật hồ sơ, dữ liệu biến động đất đai trên địa bàn.

(HBĐT) - Đến ngày 30/6, kết quả cấp GCN của các huyện, thành phố trong tỉnh đều chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, khối lượng đã thực hiện đạt thấp so với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đồng chí Đinh Văn Văn Hòa, GĐ, Sở TN&MT cho rằng, cần tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng, UBND huyện, thành phố; phân công cán bộ chuyên môn đủ năng lực giúp việc các tổ công tác để tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh tại cơ sở, đẩy nhanh tiến độ cấp GCN, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc cấp GCN trong năm 2013.

 

PV : Xin đồng chí cho biết công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (GCN) theo tinh thần Nghị quyết số 30/2012/QH 13 của Quốc hội đã được tỉnh triển khai thực hiện như thế nào?

 

Đồng chí Đinh Văn Hòa: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, về cơ bản các hộ sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng các loại đất, tạo điều kiện cho người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp để thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định. Tuy nhiên, về diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận hầu hết các huyện, thành phố đều chưa đạt được chỉ tiêu cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần đầu (85% diện tích cần cấp). Đến hết năm 2012, toàn tỉnh đã cấp được cấp 222.875,8 ha, đạt 68,26 % diện tích cần cấp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất với 477.051 giấy chứng nhận các loại.

 

Thực hiện Nghị quyết 30/2012/QH 13 của Quốc hội, bảo đảm hết năm 2013 cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 17-4-2013 về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện trong năm 2013 cơ bản hoàn thành việc cấp GCN. Chỉ thị UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cụ thể cho UBND các huyện, thành phố phải thực hiện rà soát tình hình cấp GCN, xây dựng kế hoạch, tập trung triển khai công tác cấp GCN đồng loạt và giao chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận cho UBND các xã, phường, thị trấn. Chỉ thị 04 yêu cầu: UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát thủ tục hành chính, chấn chỉnh tình trạng cán bộ gây nhũng nhiễu phiền hà cho người dân….. Chỉ thị cũng xác định rõ kết quả cấp GCN là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả thi đua năm 2013. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 545/UBND-NNTN ngày 10-6-2013 giao chỉ tiêu cấp giấy chứng nhận cho UBND các huyện, thành phố; yêu cầu UBND các huyện, thành phố thành lập BCĐ thực hiện công tác GCN, phân công cán bộ phụ trách cơ sở tập trung thực hiện một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Sở TN&MT đã hướng dẫn chỉ đạo kịp thời, đầy đủ các nội dung chuyên môn liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24-8-2011, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04-4-2013.

 

 

PV. Xin đồng chí cho biết cụ thể những khó khăn trong việc cấp GCN hiện nay?

 

Đồng chí Đinh Văn Hòa: Đến nay, khối lượng công việc đã thực hiện còn thấp chưa đáng kể so với mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra, chưa có sự chuyển biến tích cực về diện tích, số giấy chứng nhận đã cấp. Một số loại đất diện tích còn lại chưa cấp có diện tích lớn, còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện cấp GCN, cụ thể:

 

- Đất sản xuất nông nghiệp: Còn 17.915,0 ha chưa được cấp giấy chứng nhận. Diện tích đất còn lại chưa cấp chủ yếu là đất bưa bãi bằng trồng cây hàng năm khác nằm rải rác tại các xã trước đây chưa được đo đạc theo Chỉ thị 299 và diện tích đất do các nông trường quản lý, sử dụng nên chưa được cấp GCN. Đặc biệt hiện nay còn 4 huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc còn khoảng 9.500 ha đất nông nghiệp chưa được đo đạc lập bản đồ địa chính nên không có tài liệu bản đồ, số liệu diện tích để cấp GCN.

 

- Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của tổ chức và hộ gia đình chưa được cấp GCN 62.450,0 ha. Diện tích còn lại chưa cấp chủ yếu là diện tích đất do các Công ty TNHH một thành viên và Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban Quản lý rừng đặc dụng, Khu bảo tồn, vườn quốc gia quản lý. Diện tích trên chưa được đo đạc, xác định ranh giới vì khi thành lập các Khu bảo tồn, vườn quốc gia chỉ phê duyệt quy hoạch không lập thủ tục thu hồi giao đất nên trong các khu vực trên hiện vẫn sử dụng đan xen đất do các tổ chức quản lý và đất do các hộ dân đang sử dụng quản lý (đã được cấp GCN) nên việc xác định ranh giới, diện tích đất để cấp GCN cho các tổ chức trên là rất khó khăn phức tạp.

 

 

PV: Xin đồng chí cho biết những các giải pháp cần thực hiện trong năm 2013 để tỉnh ta cơ bản  hoàn thành cấp GCN theo tỉnh thần chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ?

 

Đồng chí Đinh Văn Hòa: Để đạt mục tiêu cơ bản hoàn thành cấp GCN các loại đất theo chỉ đạo của Chính phủ và Quốc hội, tổng diện tích cần cấp giấy chứng nhận của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 khoảng 88.527,3 ha gồm 232.855 thửa với khoảng 104.722 giấy chứng nhận. Trong đó, diện tích đất ở nông thôn 3.656 ha; đất ở đô thị 19.29 ha; đất nông nghiệp 17.915 ha; đất lâm nghiệp 62.450 ha và đất chuyên dùng 4.387 ha.  UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cụ thể cho sở, ngành chức năng, UBND  huyện, thành phố và các sở ngành liên quan để tổ chức thực hiện việc cấp GCN.  

 

Về nguyên tắc cần tập trung, ưu tiên cấp trước cho các tổ chức kinh tế, các nông, lâm trường, trạm trại, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, ban quản lý dự án rừng phòng hộ, đơn vị sự nghiệp và đơn vị quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng đất của các loại đối tượng này. Đối với các hộ gia đình cá nhân ưu tiên cấp trước các trường hợp sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Các trường hợp đang có tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai đối với một phần diện tích mà chưa thể giải quyết ngay thì xem xét cấp GCN trước đối với phần diện tích đất không tranh chấp, vi phạm; phần diện tích đang tranh chấp, vi phạm chưa giải quyết được xác định và thống kê, khoanh vẽ riêng để tách trừ chưa cấp GCN cho đến khi giải quyết xong tồn tại sẽ xem xét cấp GCN bổ sung. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các giải pháp cụ thể đối với một số loại đất có diện tích chưa cấp lớn.

 

Đối với đất sản xuất nông nghiệp, các địa phương đã được đo đạc lập bản đồ, căn cứ bản đồ địa chính, thực hiện chỉnh lý biến động, hoàn chỉnh hồ sơ cấp GCN lần đầu cho các thửa đất và đối tượng sử dụng đất chưa được cấp GCN. Các huyện còn lại (chưa được đo đạc địa chính chính quy): thực hiện rà soát các loại tài liệu, bản đồ, thực hiện chỉnh lý biến động đất đai, trên cơ sở các loại tài liệu bản đồ hiện có và kết quả đo đạc bổ sung để thực hiện cấp GCN. Các công ty TNHH MTV đang sử dụng đất nông, lâm nghiệp phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện xác định ranh giới mốc giới, hoàn chỉnh hồ sơ bàn giao lại đất cho các địa phương quản lý; lập hồ sơ giao đất, thuê đất cấp GCN quyền sử dụng đất đối với diện tích đất các đơn vị giữ lại quản lý theo quy định.

 

 Đối với đất lâm nghiệp, Sở TN&MT chỉ đạo các đơn vị tư vấn thực hiện dự án đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố (theo Quyết định số 672/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ cấp GCN cho các tổ chức, hộ gia đình theo quy định. Sở NN&PTNT chỉ đạo BQL dự án rừng phòng hộ Sông Đà, BQL các KBTN phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát, xác định ranh giới mốc giới, diện tích đất đang quản lý sử dụng, lập hồ sơ cấp GCN theo quy định. Công ty TNHH một MTV Lâm nghiệp Hòa Bình hoàn chỉnh hồ sơ bàn giao lại đất cho các địa phương quản lý, lập hồ sơ giao đất, thuê đất cấp GCN quyền sử dụng đất đối với diện tích đất công ty giữ lại sử dụng; vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Ba Vì phối hợp với UBND các huyện rà soát, xác định ranh giới mốc giới, diện tích đất đang quản lý sử dụng, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo quy định. Sở TN&MT đôn đốc tiến độ triển khai cấp GCN tại các huyện thành phố. Hàng tháng, tổng hợp kết quả thực hiện tại các huyện, thành phố báo cáo UBND tỉnh. Đồng thời tiếp nhận và xử lý những tồn tại, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong việc cấp GCN quyền sử dụng đất của các huyện, thành phố. Kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Bộ TN&MT để giải quyết những khó khăn vướng mắc về chính sách ngoài các quy định pháp luật hiện hành.

 

 

 PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

                                                                  

                                                    Lê Chung (thực hiện)

 

 

 

Các tin khác

Từ nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới giao thông trên địa bàn xã Cao Sơn (Đà Bắc) từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Không trồng lúa vụ mùa nên đến thời điểm này một số diện tích trên địa bàn xã Vĩnh Đồng đã sẵn sàng để xuống giống ngô đông. Dự kiến toàn xã sẽ trồng khoảng 60 ha ngô vụ đông 2013, sử dụng khoảng  1.200 kg giống ngô VS36, được trợ giá khoảng 36 triệu đồng.
Dàn xe ô tô đón khách miễn phí trên địa bàn thành phố Hòa Bình của Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hòa Bình – thương hiệu Bình An đi tuyến Hòa Bình – Mỹ Đình.
Không có hình ảnh

Trên 100 tỷ đồng nợ xấu tại các NH, TCTD

(HBĐT) - Theo Ngân hàng NN tỉnh, tính đến cuối tháng 07/2013, nợ đủ tiêu chuẩn của các ngân hàng, TCTD trên toàn địa bàn tỉnh trên 8.480 tỷ đồng, chiếm 91,4% tổng dư nợ; nợ xấu toàn địa bàn 100,3 tỷ đồng, chiếm 1,08%/tổng dư nợ, so với cuối tháng 6/3013, tăng trên 16 tỷ đồng.

Vùng cao Lạc Sơn được mùa, được giá ngô

(HBĐT) - Trong những ngày này ở hai xã vùng cao Ngọc Lâu, Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đi đến đâu cũng bàn đến chuyện trồng ngô. Nhà nào cũng tranh thủ thời tiết đẹp thu ngô vụ cũ làm đất để trồng luôn vụ mới. Mặc dù đã 12h trưa nhưng chị Bùi Thị Tình, xóm Khộp, xã Ngọc Lâu vẫn ra vườn gieo ngô. Vừa tra hạt, vừa trò chuyện, chị cho biết: Mấy hôm nay trời hửng nắng lên nên em tranh thủ gieo ngay cho kịp thời vụ. Vụ vừa rồi nhà em thu được hơn 6 tấn, bán được giá 4.200 đồng/kg tươi, mọi năm chỉ được hơn 4 tấn giá chỉ bán được 3.600 đồng/kg. Được giá, được mùa nên cả nhà vui lắm, vừa thu hoạch xong vụ trước, em làm đất làm luôn vụ này.

Kim Bôi: Tập trung bảo vệ lúa vụ mùa

(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn huyện Kim Bôi gieo cấy trên 3.587 ha lúa. Theo Trạm BVTV huyện, đến thời điểm giữa tháng 8, một số đối tượng dịch hại như sâu cuốn lá nhỏ, rầy, chuột… bắt đầu xuất hiện và gây hại trên diện tích lúa trà sớm và chính vụ, dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng mật độ và diện phân bố. Chính vì vậy, từ nay đến cuối tháng 9, huyện sẽ tập trung thực hiện tháng cao điểm chỉ đạo phòng trừ dịch hại để bảo vệ lúa vụ mùa.

Đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM

(HBĐT) - Ngày 21/8, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và hội thảo tìm giải pháp xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2015.

Tân Lạc - đơn vị điển hình phát triển giao thông miền núi

(HBĐT) - Là huyện vùng cao của tỉnh, có 23 xã, 1 thị trấn, huyện Tân Lạc có địa hình phức tạp chia thành 4 vùng: vùng 5 xã vùng cao, vùng thượng, vùng sâu và vùng dọc QL 12 B, cơ sở giao thông yếu kém là trở ngại lớn trong giao lưu hàng hóa, cải thiện đời sống dân sinh. Nhiều năm nay, huyện Tân Lạc đặc biệt quan tâm phát triển hạ tầng giao thông vận tải tạo động lực phát triển mạnh mẽ KT-XH và cải thiện đời sống dân sinh. Năm năm gần đây, huyện đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư của các chương trình, dự án như nguồn vốn ADB, WB 5, Chương trình 135, giảm nghèo, xây dựng cơ bản tập trung… với nguồn vốn trên 330 tỷ đồng trong 5 năm gần đây để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

Những vấn đề đặt ra trong thực hiện các dự án đầu tư tại xã Trung Sơn

(HBĐT) - Xã Trung Sơn nằm ở phía đông Nam huyện Lương Sơn, có trục đường Hồ Chí Minh chạy qua và giáp với chuỗi đô thị Hoà Lạc- Xuân Mai- Miếu Môn. Đây là những lợi thế lớn để xã thực hiện giao lưu phát triển KT-XH. Đến nay đã thu hút được 22 dự án đầu tư vào địa bàn các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, bước đường xây dựng CNH nơi đây còn gặp khá nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục