Hội DNN&V ủng hộ 30 triệu đồng cho quỹ nạn nhân chất độc da cam thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Chiều ngày 24/8, Hội DNN&V đã tổ chức sơ kết hoạt động hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2013. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hội DNN&V tỉnh; Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hội DNN&V Việt Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh.
6 tháng đầu năm 2013, trong bối cảnh khó khăn, Hội DNN&V tỉnh tranh thủ sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến các cấp hội và hội viên, từng bước phát huy vai trò cầu nối các doanh nghiệp trong tỉnh, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phát triển SX-KD; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty CP Tổng công ty phát triển doanh nghiệp Hòa Bình để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động hội, tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao… Đến nay, Hội DNN&V tỉnh đã có 9 chi hội tại 8 huyện, thành phố với gần 700 hội viên tham gia sinh hoạt. Nhiều chi hội DNN&V đã hoạt động hiệu quả như: Chi hội bờ trái sông Đà, chi hội bờ phải sông Đà; Chi hội Kỳ Sơn, Lương Sơn… Các doanh nghiệp đã tích cực tham gia ủng hộ các hoạt động xã hội do các tổ chức phát động như: quỹ vì người nghèo, quỹ nạn nhân chất độc da cam, mái ấm tình thương… và các quỹ phúc lợi địa phương như: Công ty Hoàng Sơn, An Thịnh, Anh Kỳ, Vĩnh Sơn, Mỹ Phong… Hội DNN&V tỉnh cũng đã kiến nghị tỉnh tiếp tục triển khai một số giải pháp tháo gỡ khó khăn hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển tổ chức hội trong thời gian tới.
Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hội DNN&V Việt Nam đã cung cấp những thông tin về chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ, đề nghị Hội DNN&V tỉnh, các doanh nghiệp tự nhìn nhận những khó khăn, yếu kém có giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng hoạt động hội, nắm bắt các cơ hội, duy trì và phát triển SX-KD.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những cố gắng của Hội DNN&V tỉnh. Động viên, chia sẻ với những khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp trong tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Trong thời gian tới, tình hình kinh tế còn tiếp tục khó khăn. Các doanh nghiệp cần tự đổi mới, tăng cường liên kết, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của nhau, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí, cơ cấu lại ngành nghề, sản xuất, mạnh dạn chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như nông nghiệp, dịch vụ. Tỉnh sẽ có những chính sách ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực lữ hành du lịch, bảo quản, chế biến các sản phẩm như cam, mía và một số sản phẩm có thế mạnh khác như su su, tỏi tía. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, các sở, ngành chức năng và Hội DNN&V cần tăng cường đối thoại tìm giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Lãnh đạo tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của Hội DNN&V. Nếu cán bộ, công chức, đơn vị, tổ chức có biểu hiện gây phiều phà, nhũng nhiễu, doanh nghiệp có thể thông tin trực tiếp cho Chủ tịch UBND tỉnh để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phát triển lành mạnh.
Tại hội nghị, Hội DNN&V đã ủng hộ 30 triệu đồng cho quỹ nạn nhân chất độc da cam thành phố Hòa Bình.
PV
(HBĐT) - Từ ngày 20 – 23/8, Trung tâm Dạy nghề Phụ nữ tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư mở lớp tập huấn hỗ trợ khuyến khích thành lập mới HTX tại xã điểm Chương trình xây dựng NTM Hợp Thành (Kỳ Sơn) với 100 học viên tham gia.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng NN tỉnh, tính đến cuối tháng 07/2013, nợ đủ tiêu chuẩn của các ngân hàng, TCTD trên toàn địa bàn tỉnh trên 8.480 tỷ đồng, chiếm 91,4% tổng dư nợ; nợ xấu toàn địa bàn 100,3 tỷ đồng, chiếm 1,08%/tổng dư nợ, so với cuối tháng 6/3013, tăng trên 16 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trong những ngày này ở hai xã vùng cao Ngọc Lâu, Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đi đến đâu cũng bàn đến chuyện trồng ngô. Nhà nào cũng tranh thủ thời tiết đẹp thu ngô vụ cũ làm đất để trồng luôn vụ mới. Mặc dù đã 12h trưa nhưng chị Bùi Thị Tình, xóm Khộp, xã Ngọc Lâu vẫn ra vườn gieo ngô. Vừa tra hạt, vừa trò chuyện, chị cho biết: Mấy hôm nay trời hửng nắng lên nên em tranh thủ gieo ngay cho kịp thời vụ. Vụ vừa rồi nhà em thu được hơn 6 tấn, bán được giá 4.200 đồng/kg tươi, mọi năm chỉ được hơn 4 tấn giá chỉ bán được 3.600 đồng/kg. Được giá, được mùa nên cả nhà vui lắm, vừa thu hoạch xong vụ trước, em làm đất làm luôn vụ này.
(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn huyện Kim Bôi gieo cấy trên 3.587 ha lúa. Theo Trạm BVTV huyện, đến thời điểm giữa tháng 8, một số đối tượng dịch hại như sâu cuốn lá nhỏ, rầy, chuột… bắt đầu xuất hiện và gây hại trên diện tích lúa trà sớm và chính vụ, dự báo trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng mật độ và diện phân bố. Chính vì vậy, từ nay đến cuối tháng 9, huyện sẽ tập trung thực hiện tháng cao điểm chỉ đạo phòng trừ dịch hại để bảo vệ lúa vụ mùa.
(HBĐT) - Ngày 21/8, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và hội thảo tìm giải pháp xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2015.
(HBĐT) - Là huyện vùng cao của tỉnh, có 23 xã, 1 thị trấn, huyện Tân Lạc có địa hình phức tạp chia thành 4 vùng: vùng 5 xã vùng cao, vùng thượng, vùng sâu và vùng dọc QL 12 B, cơ sở giao thông yếu kém là trở ngại lớn trong giao lưu hàng hóa, cải thiện đời sống dân sinh. Nhiều năm nay, huyện Tân Lạc đặc biệt quan tâm phát triển hạ tầng giao thông vận tải tạo động lực phát triển mạnh mẽ KT-XH và cải thiện đời sống dân sinh. Năm năm gần đây, huyện đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư của các chương trình, dự án như nguồn vốn ADB, WB 5, Chương trình 135, giảm nghèo, xây dựng cơ bản tập trung… với nguồn vốn trên 330 tỷ đồng trong 5 năm gần đây để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.