Gia đình anh Bùi Văn Thắng, xóm Tân Vượng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) được hỗ trợ 80 con ngan giống từ chương trình giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Trong xây dựng NTM, vấn đề tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân được xác định là những tiêu chí trọng tâm, mang tính cốt lõi của chương trình. Đây cũng là 2 trong số các tiêu chí khó thực hiện trong chương trình xây dựng NTM của tỉnh.
Tìm hiểu thực tế ở Lỗ Sơn (Tân Lạc), xã được chọn triển khai mô hình nuôi ngan thịt thuộc chương trình giảm nghèo bền vững. Tổng số có 48 hộ nghèo, xóm Tân Vượng được tham gia dự án với 178 nhân khẩu. Tại buổi tổng kết mô hình, mặc dù theo đánh giá của huyện, xã và người dân tham gia dự án đều đánh giá hiệu quả kinh tế cao. Kết quả, số ngan giống chết chiếm 10%, ngan thành phẩm 10.368 kg. Doanh thu đạt được trên 700 triệu đồng, lợi nhuận thu về trên 300 triệu đồng. Theo đánh giá của Phòng LĐ-TB&XH, dự án góp phần tăng thu nhập từ 10-20% cho hộ nghèo. Dự kiến có từ 12-15 hộ trong dự án có khả năng thoát nghèo, chiếm tỷ lệ từ 25 - 31%… Tuy nhiên, để tiếp tục nhân rộng mô hình, người dân đều có chung đề xuất cần sự quan tâm hỗ trợ thêm về con giống, thức ăn, chuồng trại... Bên cạnh đó, cũng có không ít ý kiến lo ngại khi mở rộng sản xuất không có thị trường tiêu thụ. Đồng chí Bùi Văn Bích, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn chia sẻ: Là xã thuộc vùng sâu của huyện, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông- lâm nghiệp. Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước bằng nhiều chương trình, dự án, nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, bộ mặt nông thôn của xã ngày càng đổi mới. Đặc biệt, nhiều chương trình đã đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn. Năm 2012, thu nhập bình quân của xã đạt 13,2% triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo 38,3%. Tuy vậy, sức lan tỏa, nhân rộng các mô hình vẫn chưa đạt hiệu quả cao, vẫn còn một số mô hình chưa thực sự nổi bật và thiếu tính bền vững. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân còn phụ thuộc vào thị trường tự do. Nhiều hộ dân vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa có ý thức đầu tư, tái sản xuất gây ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế, XĐ-GN xây dựng NTM ở xã.
Trong 19 tiêu chí của chương trình xây dựng NTM, thu nhập là tiêu chí 10, theo quy định, đối với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, năm 2012, các xã đạt tiêu chí này phải đạt thu nhập bình quân 13 triệu đồng/người; năm 2015 18 triệu đồng/người và (năm 2020) 35 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo là tiêu chí 11, các xã đạt tiêu chí này phải có tỷ lệ hộ nghèo từ 10% trở xuống. Theo tổng hợp của ngành chức năng, tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 74 xã đạt tiêu chí thu nhập, chiếm 39%. Trong đó, thành phố Hòa Bình có 7 xã đạt tiêu chí thu nhập; Lạc Thủy 13 xã đạt; Kỳ Sơn 8 xã; Lương Sơn 9 xã; Kim Bôi 2 xã; Đà Bắc 2 xã; Yên Thủy 12 xã; Tân Lạc 5 xã; Lạc Sơn 6 xã; Mai Châu 2 xã và huyện Cao Phong 8 xã đạt tiêu chí thu nhập. Về tiêu chí giảm nghèo, toàn tỉnh có 42/191 xã đạt, chiếm 22%. Trong đó, thành phố Hòa Bình có 7/7 xã đạt tiêu chí thu nhập; Lạc Thủy 4 xã; Kỳ Sơn 7 xã; Lương Sơn 14 xã; Kim Bôi 1 xã; Đà Bắc chưa có xã nào dạt; Yên Thủy 4 xã; Tân Lạc 2 xã; Lạc Sơn chưa có xã đạt; Mai Châu 1 xã và huyện Cao Phong 2 xã đạt tiêu chí thu nhập. Căn cứ vào tổng hợp trên có thể thấy tiêu chí về thu nhập có số xã trên địa bàn các huyện, thành phố đạt được nhiều hơn. Tiêu chí giảm nghèo rất ít xã đạt được, thậm chí có huyện không có xã nào đạt được như Đà Bắc, Lạc Sơn.
Đem vấn đề này trao đổi với thạc sỹ Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH được biết, đây cũng là 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực ngành hướng dẫn. Nói là 2 tiêu chí nhưng chúng có liên quan mật thiết với nhau vì tăng thu nhập cũng chính là góp phần cho công tác giảm nghèo. Có thể khẳng định, trong những năm qua, công tác xóa đói- giảm nghèo của tỉnh đã được sự quan tâm và huy động từ nhiều nguồn lực. Nói về chính sách hỗ trợ XĐ-GN có thể tổng hợp thành 3 nhóm lớn gồm: hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất như giống, vốn, vật tư, vật liệu, máy móc, đất sản xuất... và kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm; hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội như miễn giảm học phí giáo dục, BHYT cho người nghèo, cận nghèo và văn hóa tinh thần; hỗ trợ đời sống với các mặt hàng thiết yếu như dầu, muối, tiền điện, quà tết... Bên cạnh đó còn huy động sự đóng góp, hỗ trợ của cộng đồng để giúp đỡ người nghèo làm nhà ở, tặng quà. Để chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đạt hiệu quả cần kết hợp chặt chẽ với chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH phù hợp ở từng địa phương. Nhưng là tỉnh miền núi, phần lớn lao động làm việc ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu chậm, sản xuất nhỏ lẻ, mạnh mún, năng suất thấp, ngành nghề phát triển chậm, quy hoạch sử dụng đất chưa khoa học, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh xong chưa bền vững.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM theo tiêu chí thu nhập và giảm nghèo, đồng chí Nguyễn Thanh Thủy chia sẻ: vấn đề quan trọng hàng đầu để tăng thu nhập, giảm nghèo là đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp và dịch vụ bằng cách tăng cường xử lý, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ thông qua thực hiện thu hút đầu tư thông qua xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm khai thác tiềm năng đất đai, lao động địa phương. Chú trọng hỗ trợ tăng năng lực cho người nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất theo phương châm cho người nghèo chiếc cần câu để câu cá theo từng nguyên nhân nghèo của từng địa phương. Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn theo mô hình liên kết 4 nhà- nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp. Tăng cường công tác tổ chức, quản lý, đồng thời, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác XĐ-GN, việc làm, trợ giúp pháp lý ở cơ sở. Cũng theo đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, cùng với cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nươc, cộng đồng làm chất xúc tác, đòn bẩy, vấn đề cốt lõi để tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững là từng người dân, đặc biệt là hộ nghèo cần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mặc cảm tự ti để vươn lên lao động sản xuất phát triển kinh tế từ mỗi gia đình.
Hương Lan
(HBĐT) - Từ ngày 31/8 – 2/9, công ty CPTM Định Nhuận (thành phố Hòa Bình) tổ chức chương trình “Trúng thưởng hàng ngày” chào mừng 68 năm Quốc khánh 2 – 9 và sinh nhật lần thứ 6 siêu thị Vì hòa bình.
(HBĐT) - Thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu nhanh và bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong định hướng phát triển KT-XH của tỉnh. Nhiều năm nay, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tập trung triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai các dự án SX-KD.
(HBĐT) - Ngày 30/8, Trung tâm dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc thuộc Ban Dân tộc tỉnh tổ chức khởi công 3 công trình ở khu tái định cư Suối Kẻ, Tu Lý, Đà Bắc.
(HBĐT)- Với lợi thế là cửa ngõ của thành phố Hòa Bình, hệ thống giao thông thuận lợi cùng sự đoàn kết nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Kỳ Sơn đang nỗ lực hiện thực hóa quy hoạch phát triển KT-XH. Được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
(HBĐT) - Đến với làng nghề dệt truyền thống xã Chiềng Châu (Mai Châu), du khách sẽ mãi nhớ những âm thanh quen thuộc của tiếng lách cách thoi đưa, đôi tay khéo léo của các mẹ, các chị tỉ mẩn từng công đoạn nhuộm màu, quay sợi... Đã lâu rồi, nghề dệt được bà con các dân tộc nơi đây cẩn trọng giữ gìn. Đặc biệt, ít năm lại đây, với sự hỗ trợ của tổ chức trong, ngoài nước cùng ý thức khơi dậy, bảo tồn, làng nghề dệt thổ cẩm Chiềng Châu đã trở thành địa chỉ sắc màu văn hóa Thái, đồng thời giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho không ít cư dân khu vực nông thôn.