Người tiêu dùng trong tỉnh mua sắm hàng hóa tại Hội chợ.
(HBĐT) - Kéo dài gần 1 tuần (từ ngày 27/9 - 2/10), Hội chợ triển lãm sản phẩm CN-TTCN và hàng tiêu dùng khu vực miền núi phía Bắc được tổ chức tại Trung tâm Thương mại và dịch vụ bờ trái sông Đà (TPHB) đã để lại những dấu ấn, niềm tự hào đối với các tỉnh bạn tham gia, đặc biệt là với nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Là một trong chuỗi hoạt động năm 2013 của Chương trình Khuyến công quốc gia, Hội chợ được Bộ Công thương và UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức nhằm giới thiệu những sản phẩm CN-TTCN đặc trưng của các tỉnh trong khu vực và vùng lân cận, tạo cơ hội để các địa phương, DN quảng bá thương hiệu tiềm năng kinh tế, đầu tư của mỗi tỉnh, xúc tiến các hoạt động đầu tư, giúp các DN, nhà đầu tư có cơ hội tìm hiểu về khả năng đáp ứng thị trường môi trường và các chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại của các tỉnh.
Với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, Hội chợ có sự tham gia trưng bày triển lãm sản phẩm của Sở Công thương, Trung tâm Khuyến công & tư vấn phát triển công nghiệp của 17 tỉnh phía Bắc và vùng lân cận, các DN trong và ngoài tỉnh. Điểm nhấn của Hội chợ là có ngành hàng, mặt hàng trưng bày triển lãm, giới thiệu đa dạng, phong phú từ CN-TTCN, thương mại, dịch vụ văn hóa, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như sản phẩm cơ khí, máy móc nông nghiệp, thiết bị vận tải, các sản phẩm dịch vụ về CNTT, vật liệu trang trí nội, ngoại thất, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, chè, khoáng sản, các sản phẩm truyền thống như làng nghề dệt thổ cẩm, thêu ren, mây giang đan, gốm, gỗ lũa, chế tác đá... nhóm sản phẩm tiêu dùng như đồ điện, điện tử, quần áo thời trang, giày dép, sành sứ, thủy tinh...
Theo anh Nguyễn Huy Đông đến từ Sở Công Thương tỉnh Hà Giang, sản phẩm mà tỉnh lựa chọn triển lãm trong Hội chợ lần này là đặc sản chè shan tuyết hiện đã có mặt trên thị trường tiêu thụ ở hơn 20 nước. Trong dịp đến với Hội chợ triển lãm, ngoài việc giới thiệu sản phẩm của địa phương với bạn bè, người tiêu dùng và các đồng nghiệp còn được tìm hiểu thêm, học hỏi về kinh nghiệm kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, đồng thời có dịp tìm hiểu những nét đặc trưng về truyền thống văn hóa và lịch sử của tỉnh Hòa Bình.
Xuyên suốt chương trình Hội chợ còn là những chuỗi hoạt động đa dạng, phong phú về quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, bán hàng, các hoạt động vui chơi, giải trí ca nhạc, hài kịch, biểu diễn thời trang vào các buổi tối... khiến Hội chợ thực sự trở thành ngày hội giao lưu kinh tế - văn hóa toàn khu vực phía Bắc. Trong 6 ngày diễn ra Hội chợ có gần 200 đơn vị, tổ chức, DN trong, ngoài nước, có 300 gian hàng trưng bày, giới thiệu, thu hút trên 42.000 lượt người đến thăm quan, mua sắm, doanh số bán ra đạt trên 6 tỷ đồng. Chất lượng Hội chợ đảm bảo cả về quy mô, số lượng gian hàng, chủng loại hàng hóa. Cũng trong những ngày diễn ra chương trình Hội chợ, công tác an ninh, phòng - chống cháy nổ, VSMT, ATGT luôn đảm bảo, không có vụ việc đáng tiếc xảy ra.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương, Phó TT Ban chỉ đạo Hội chợ triển lãm sản phẩm CN-TTCN và hàng tiêu dùng khu vực miền núi phía Bắc khẳng định: Hội chợ là dịp tốt để ngành Công thương các tỉnh giao thương, quảng bá thương hiệu, sản phẩm công nghiệp, nông thôn và làng nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, kích cầu thị trường khu vực. Bên cạnh đó, thúc đẩy mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế giữa các ngành, địa phương trong cả nước, liên kết hỗ trợ phát triển, nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện có hiệu quả CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Bùi Minh
(HBĐT) - 9 tháng năm 2013, Trung tâm Dạy nghề Lạc Thủy đã tuyển được 150 học viên dạy nghề hệ ngắn hạn, bằng 150% so cùng kỳ năm 2012. Theo đó, Trung tâm đã chia học viên thành 5 lớp đào tạo nghề may công nghiệp với chương trình đào tạo vừa học lý thuyết, vừa thực hành.
(HBĐT) - Những ngày tháng 9, về Hiền Lương (Đà Bắc), chúng tôi được đắm mình trong màu xanh bạt ngàn no ấm của những nương ngô, bãi mía, rừng tre, rừng luồng. Được tận hưởng làn gió mát dịu bên hồ nước trong xanh cùng lắng nghe tiếng sóng rì rào như đang vỗ về, chăm bẵm cho hàng chục lồng cá để bến chợ thủy sản ngày ngày nhộn nhịp người bán, người mua. Phóng xa tầm mắt về các xóm, bản, đâu đâu cũng tất bật, hối hả và tràn ngập niềm vui. Đó là khí thế của phong trào “Toàn dân chung sức XDNTM” đang lan tỏa khắp các bản, làng.
(HBĐT) - Ngày 4/10, tại KCN Bờ trái sông Đà thuộc tổ 9, phường Hữu Nghị (TPHB), Công ty TNHH GGS Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy may xuất khẩu. Đến dự có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, BQL các KCN tỉnh và một số sở, ngành.
(HBĐT) - Tính đến ngày 31/9, tổng số thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 1.260,8 tỷ đồng, đạt 74% dự toán Chính phủ giao (9 tháng năm 2012 đạt 67,6%), đạt 72% dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh (9 tháng năm 2012 đạt 64,6%), so cùng kỳ tăng 18%. Số thu từ thuế và phí (trừ tiền sử dụng đất) thực hiện 1.210,9 tỷ đồng, đạt 80% dự toán Chính phủ giao (9 tháng năm 2012 đạt 72,6%), đạt 77,6% dự toán theo Nghị quyết HĐND tỉnh (9 tháng năm 2012 đạt 69%), so cùng kỳ tăng 22%.
(HBĐT) - Những năm trước, nhân dân xã Tu Lý (Đà Bắc) chủ yếu canh tác ngô, lúa một vụ, hiệu quả kinh tế thấp, đời sống khó khăn. Sau 5 năm thực hiện NQT.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã làm thay đổi bộ mặt của xã.
(HBĐT) - Báo Hòa Bình vừa nhận được bài viết của ông Mai Văn Động, trú tại tổ 3, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) là khách hàng vay vốn tại Agribank Sông Đà với tiêu đề “Vay tiền tại Ngân hàng No&PTNT Hòa Bình, một thủ tục hành chính rườm rà, hành là chính”.