Phát huy lợi thế về đất đai, nguồn nhân lực, huyện Tân Lạc đã mở rộng diện tích vùng trồng ngô hàng hóa cho năng suất bình quân từ 40 - 50 tạ/ha, năm 2013 sản lượng ước đạt 18.453 tấn. Ảnh chụp tại xã Quyết Chiến.
(HBĐT) - Trong xây dựng kế hoạch phát triển KT - XH, huyện Tân Lạc đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược, là cơ sở và lực lượng quan trọng tạo sự phát triển bền vững. Với diện tích tự nhiên lớn, có nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau, huyện đã quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế từng vùng với đa dạng các sản phẩm hàng hóa. Đồng thời quan tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; huy động nguồn lực tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH. Nhờ đó, nông nghiệp, nông thôn của huyện từng bước được đổi mới. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cải thiện.
Những năm qua, song song với lãnh đạo, địa phương tích cực thực hiện NQT.Ư 7 (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Ban Thường vụ Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trồng cây vụ đông; phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa; nghị quyết về phát triển rừng giai đoạn 2009-2015; phát triển cây bưởi da xanh và nghị quyết về XDNTM. UBND huyện đã cụ thể hóa các nghị quyết chuyên đề bằng các chương trình, đề án phù hợp với định hướng phát triển toàn diện, lâu dài, bền vững theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015. Trên cơ sở các đề án, hàng năm, huyện đã trích nguồn ngân sách đầu tư xây dựng các mô hình, chuyển giao tiến bộ KH-KT, hỗ trợ cây, con giống, trong đó, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, cây ăn quả có múi, cây lâm nghiệp và công tác KN-KL.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đinh Công Sứ cho biết: Lợi thế của Tân Lạc là có tiềm năng về đất đai, nguồn nhân lực. Huyện xác định sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Do vậy, ngoài tiếp tục đầu tư vào các loại cây lương thực truyền thống với tổng diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 13.600 ha, nét mới trong sản xuất nông nghiệp của huyện là đã dần hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh như cây ăn quả có múi, cây mía, mở rộng vùng sản xuất sau sạch và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp của huyện đang từng bước hình thành cách làm mới với nhân rộng mô hình trồng bưởi da xanh, bưởi đỏ với diện tích trên 60 ha tại các xã Thanh Hối, Tử Nê, Đông Lai cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm và mở rộng vùng trồng rau, quả su su, tỏi tía tại 5 xã vùng cao. Hiện tại, huyện đang có kế hoạch xây dựng vườn ươm giống bưởi da xanh đảm bảo cung cấp giống cho địa phương cùng các vùng lân cận và xây dựng vùng chuyên sản xuất giống khoai tây đông cung cấp cho tỉnh Thái Bình... Từ mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm đã giúp sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng khởi sắc, nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của Tân Lạc cũng dần có sự chuyển mình. Đến nay, trên địa bàn đã có cụm công nghiệp Đông Thanh với diện tích 28,9 ha được UBND tỉnh phê duyệt và huyện đang có chủ trương thành lập cụm công nghiệp tại xã 2 Phong Phú, Mỹ Hoà với diện tích dự kiến 60 ha. Những nơi này đã có một số nhà máy đi vào hoạt động và hiện đang có nhà đầu tư về khảo sát xây dựng nhà máy may công nghiệp có quy mô giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động. Cùng với đó, trên địa bàn đã có 932 cơ sở sản xuất TTCN, 18 doanh nghiệp vừa và nhỏ, 16 HTX CN -TTCN, dịch vụ, 4 HTX dịch vụ nông nghiệp... Các cơ sở này đã giải quyết lượng lớn việc làm cho lao động nông thôn và đóng góp đáng kể cho nguồn thu hàng năm của huyện. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp đã giúp khoảng 88,53% lao động trên địa bàn có việc làm thường xuyên, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 15,43 triệu đồng, tăng trên 5 triệu đồng/người/ năm so với năm 2010.
Xác định chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM là cơ sở quan trọng tạo diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn. Cấp uỷ, chính quyền huyện Tân Lạc đã nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo đánh giá thực trạng KT-XH của từng xã, tổ chức quy hoạch định hướng theo bộ tiêu chí quốc gia, xây dựng đề án từng xã, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân khơi dậy sức mạnh nội lực. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban chức năng, xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển KT-XH, ưu tiên các chương trình, dự án đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hạ tầng nông thôn, nâng cao trình độ dân trí cho nông dân. Trong những năm qua, toàn huyện đã huy động nguồn vốn được 655.729,2 triệu đồng tham gia xây dựng NTM. Từ chương trình này kết hợp với các chương trình, dự án như 134, 135, giảm nghèo, kiên cố hóa trường, lớp học, vốn Nghị quyết 37 của Chính phủ... đã góp phần giúp huyện từng bước kiện toàn kết cấu hạ tầng KT-XH với 98% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 93% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; huyện đã có 17 km đường GTNT đạt chuẩn; 15 trường học đạt chuẩn quốc gia; 77,2% phòng học được xây dựng kiên cố; 16 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 34,3%... Kết quả này đã góp phần giúp bộ mặt nông thôn của huyện ngày càng đổi mới.
Hoàng Nga
(HBĐT) - Kéo dài gần 1 tuần (từ ngày 27/9 - 2/10), Hội chợ triển lãm sản phẩm CN-TTCN và hàng tiêu dùng khu vực miền núi phía Bắc được tổ chức tại Trung tâm Thương mại và dịch vụ bờ trái sông Đà (TPHB) đã để lại những dấu ấn, niềm tự hào đối với các tỉnh bạn tham gia, đặc biệt là với nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
(HBĐT) - Trong 9 tháng qua, các cấp, ngành của thành phố Hòa Bình đã thường xuyên chỉ đạo tăng cường công tác quản lý kinh doanh thương mại - dịch vụ, đảm bảo cung ứng hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng; quản lý thị trường, tập trung chống hàng giả, hàng kém chất lượng, không để biến động giá cả.
(HBĐT) - Là gia đình có diện tích vườn rộng, anh Nguyễn Văn Quỳnh, xóm Đồng Hương, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại và khu vực chăn nuôi trên diện tích 1.500 m2 với kinh phí khoảng 30 triệu đồng. Năm 2011, khi mới bắt tay vào thực hiện, anh nuôi 400 con gà bán lấy thịt. 3 tháng sau với thành công bước đầu, đã cho gia đình anh nguồn thu 30 triệu đồng.
(HBĐT) - Bước sang vụ đông năm 2013, ngành NN&PTNT huyện Lạc Thủy đề ra mục tiêu thực hiện vượt diện tích kế hoạch gần 700 ha cây rau, màu các loại, đặc biệt là mở rộng diện tích trồng các loại rau, đậu cho giá trị kinh tế cao, ổn định. Trên cơ sở đó, các biện pháp thúc đẩy phong trào sản xuất vụ đông đang được tiến hành.
(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất mía, cam được thiên nhiên ưu đãi, con người chịu thương, chịu khó ngày càng xuất hiện nhiều tỷ phú từ sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - 9 tháng năm 2013, Trung tâm Dạy nghề Lạc Thủy đã tuyển được 150 học viên dạy nghề hệ ngắn hạn, bằng 150% so cùng kỳ năm 2012. Theo đó, Trung tâm đã chia học viên thành 5 lớp đào tạo nghề may công nghiệp với chương trình đào tạo vừa học lý thuyết, vừa thực hành.