Từ hiệu quả của mô hình chăn nuôi vịt bầu Bến, hộ tham gia mô hình xã Hợp Thanh (Lương Sơn) tiếp tục nhân rộng, duy trì, phát triển giống vịt quý hiếm địa phương
(HBĐT) - Ngày 10/10, tại xã Hợp Thanh, phòng NN & PTNT huyện Lương Sơn phối hợp với Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi tổ chức tổng kết mô hình vịt bầu Bến tại 3 xã vùng Nam Lương Sơn (Cao Dương, Cao Thắng, Hợp Thanh).
Triển khai từ tháng 6 – 9/2013, mô hình chăn nuôi vịt bầu Bến có tổng kinh phí trên 83 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 80% con giống, 40% thức ăn và 40% thuốc thú y, còn lại do các hộ tham gia mô hình đầu tư. Với quy mô 1.000 con giống, có 5 hộ tham gia trên địa bàn 3 xã Cao Thắng, Hợp Thanh, Cao Dương. Quá trình chăn nuôi, các hộ được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh. Kết quả cụ thể của mô hình: tỷ lệ sống đạt gần 90%, trọng lượng bình quân 2,2 kg/con. Đặc biệt sức đề kháng của vịt với dịch bệnh tốt, thích nghi rộng, chất lượng sản phẩm thịt, trứng có độ dinh dưỡng cao, thịt trắng, thơm ngon phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Sơ bộ tính toán, trừ mọi chi phí, hộ chăn nuôi thu lãi khoảng 30%. Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy kinh tế hộ, mô hình có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục và duy trì, phát triển giống vịt bầu Bến quý hiếm có nguồn gốc địa phương. Được biết, đây là giống vịt nội ở vùng Chợ Bến, là giống kiêm dụng thịt - trứng, có màu lông cánh sẻ sẫm, đầu to, cổ dài vừa phải, mỏ màu vàng - xám, chân thấp, trọng lượng khi trưởng thành đạt từ 2 – 2,5 kg, sản lượng trứng đạt từ 90 – 110 trứng/năm, nuôi tốt sẽ đạt 120 – 135 trứng/năm.
Tại hội nghị tổng kết, đại biểu các xã vùng Nam Lương Sơn đã đề nghị tiếp tục được mở rộng mô hình, trở thành sản phẩm hàng hóa, từng bước xây dựng thương hiệu vịt, chỉ giới địa chính vịt bầu Bến huyện Lương Sơn.
Bùi Minh
(HBĐT) - Theo Sở Công thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 của tỉnh ước đạt 10,618 triệu USD, lũy kế 9 tháng đạt 76,35 triệu USD, thực hiện 76,35% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 54,25 triệu USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ; xuất khẩu dịch vụ đạt 22,1%, tăng 38,1% so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Kéo dài gần 1 tuần (từ ngày 27/9 - 2/10), Hội chợ triển lãm sản phẩm CN-TTCN và hàng tiêu dùng khu vực miền núi phía Bắc được tổ chức tại Trung tâm Thương mại và dịch vụ bờ trái sông Đà (TPHB) đã để lại những dấu ấn, niềm tự hào đối với các tỉnh bạn tham gia, đặc biệt là với nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
(HBĐT) - Trong 9 tháng qua, các cấp, ngành của thành phố Hòa Bình đã thường xuyên chỉ đạo tăng cường công tác quản lý kinh doanh thương mại - dịch vụ, đảm bảo cung ứng hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng; quản lý thị trường, tập trung chống hàng giả, hàng kém chất lượng, không để biến động giá cả.
(HBĐT) - Là gia đình có diện tích vườn rộng, anh Nguyễn Văn Quỳnh, xóm Đồng Hương, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại và khu vực chăn nuôi trên diện tích 1.500 m2 với kinh phí khoảng 30 triệu đồng. Năm 2011, khi mới bắt tay vào thực hiện, anh nuôi 400 con gà bán lấy thịt. 3 tháng sau với thành công bước đầu, đã cho gia đình anh nguồn thu 30 triệu đồng.
(HBĐT) - Bước sang vụ đông năm 2013, ngành NN&PTNT huyện Lạc Thủy đề ra mục tiêu thực hiện vượt diện tích kế hoạch gần 700 ha cây rau, màu các loại, đặc biệt là mở rộng diện tích trồng các loại rau, đậu cho giá trị kinh tế cao, ổn định. Trên cơ sở đó, các biện pháp thúc đẩy phong trào sản xuất vụ đông đang được tiến hành.
(HBĐT) - Cao Phong - vùng đất mía, cam được thiên nhiên ưu đãi, con người chịu thương, chịu khó ngày càng xuất hiện nhiều tỷ phú từ sản xuất nông nghiệp.