Anh Vì Ngọc Tiến, xóm Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) chăn thả đàn dê của gia đình.

Anh Vì Ngọc Tiến, xóm Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) chăn thả đàn dê của gia đình.

(HBĐT) - Một trong những thanh niên tiên phong trong phong trào lập thân - lập nghiệp ở huyện Cao Phong là chàng trai trẻ Nguyễn Duy Hưng ở khu 9, thị trấn Cao phong.

 

Sinh năm 1989, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, khoa kinh tế và phát triển nông thôn, nhận thấy mảnh đất quê hương mình nếu như biết cách cũng có thể làm giàu được và năm 2001, chàng thanh niên trẻ trở về quê hương bắt đầu sự nghiệp của mình. Ban đầu, Hưng mày mò áp dụng kỹ thuật ghép các giống cam Canh, cam lòng vàng, V2, Xã Đoài, cam Vinh và các giống chanh đào, chanh trắng, chanh vàng. Nhờ có những kiến thức đã được học ở trường cộng với sự tìm tòi, ham học hỏi từ những người có kinh nghiệm đi trước, sau khi ghép, Hưng chăm sóc cây ghép theo đúng quy trình kỹ thuật nên hầu hết cây ghép đều sinh trưởng và phát triển tốt. Những năm gần đây, mỗi năm anh Hưng cung cấp cho thị trường khoảng 3.000 chồi giống cam ghép các loại, riêng từ đầu năm 2013 đến nay, anh đã cung ứng hơn 1.000 cây ghép cam, chanh cho bà con nông dân trong huyện và một số vùng lân cận. Mỗi năm, từ trồng cam đến cung ứng cây ghép đã cho gia đình Hưng thu nhập trên 200 triệu đồng, bên cạnh đó, Hưng còn tạo việc làm cho 4 lao động tại chỗ với mức thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

 

Còn đối với thanh niên Vì Ngọc Tiến ở xóm Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi), lại khác. Mặc dù những ngày đầu khởi nghiệp thật khó khăn nhưng không cam chịu số phận, năm 2002, sau khi vay ngân hàng CSXH huyện được 15 triệu đồng, Tiến mạnh dạn đầu tư 40 con dê về nuôi. Tuy nhiên, do chăn nuôi tự phát, thiếu kinh nghiệm nên đã không tránh khỏi thất bại nhưng với tinh thần thanh niên xung kích đi lên, ham học hỏi, anh vẫn quyết tâm tiếp tục đầu tư mô hình chăn nuôi dê. Vừa chăn nuôi, vừa học hỏi, rút kinh nghiệm và mô hình đã từng bước được phát triển, có những thời điểm anh chăn thả hơn 150 con dê. Anh quan niệm mỗi lần thất bại sẽ giúp mình rút kinh nghiệm để thành công hơn. Sau 11 năm lập nghiệp từ mô hình nuôi dê, cuộc sống gia đình đã có nhiều thay đổi, đến nay, anh đã có nguồn vốn chăn nuôi thêm bò, trồng 1,4 ha mía và làm dịch vụ đám cưới với mức thu nhập trung bình mỗi năm khoảng hơn 80 triệu đồng (đã trừ chi phí).

 

Đến xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ), chúng tôi được nghe kể nhiều về người thanh niên Kiều Bá Nam (sinh năm 1979) và ngạc nhiên trước nghị lực, ý chí quyết tâm làm giàu của anh. Anh chia sẻ: Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên thời gian đầu anh đã phải rời quê hương ra Hà Nội để lao động và làm phụ hồ thuê, mặc dù công việc vất vả vậy nhưng đồng lương lại bấp bênh, chẳng được bao nhiêu. Năm 2000, anh quyết định về quê lập nghiệp. Tuy nhiên, lúc đầu, để tìm ra hướng đi trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả kinh tế cao là thách thức đối với anh, nhất là trong điều kiện đất đai hạn hẹp, vốn liếng thiếu. Đúng lúc Đoàn xã đang có chương trình cho thanh niên vay vốn để phát triển kinh tế, Nam đã quyết định làm đơn vay vốn để sản xuất. Với số vốn 1,5 triệu đồng, anh đi mua 200 gốc bưởi Diễn về trồng, ban đầu bắt tay vào làm kinh tế. Với bản tính cần cù, chịu khó, sau 4 năm, 200 gốc bưởi của anh bắt đầu cho thu hoạch. Đến nay, mỗi năm, vườn bưởi của anh cho thu trên 100 triệu đồng. Ngoài trồng bưởi, nuôi lợn, anh Nam còn trồng ngô và hàng trăm gốc đu đủ, vừa để lấy thức ăn cho chăn nuôi, tăng thêm thu nhập. Từ mô hình này, gia đình anh Nam đã không những đã trả hết nợ mà còn từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

 

 

 

                                                                         Hoàng Huy

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đoàn công tác làm việc với lãnh đạo Sở NN&PTNT TP Hà Nội sáng 29/10.
Phó Chánh thanh tra Bộ GT-VT Trịnh Việt Lộc triển khai kế hoạch kiểm  tra.
Ông Trần Văn Hùng, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối (Tân Lạc) trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh cho thu nhập cao.

Tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản tới 45 nông, ngư hộ xã Mường Chiềng

(HBĐT) - Chi cục Thủy sản vừa mở lớp tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản và các Nghị định hướng dẫn thi hành cho 45 nông, ngư hộ xã Mường Chiềng (Đà Bắc).

Lương Sơn: 160 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, xin ngừng hoạt động và bị thu hồi giấy phép

(HBĐT) - Theo UBND huyện Lương Sơn, đến cuối tháng 10/2013, trên địa bàn huyện có tổng số 150 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đăng ký 16.366 tỷ đồng và 226,8 triệu USD, tăng 7 dự án với tổng số vốn đăng ký 1.339,9 triệu đồng so với năm 2012. Cũng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện có 7 dự án đăng ký đầu tư mới với diện tích 201,5 ha đất. Trong đó có trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại (Bộ Công thương) xin cấp đất tại tiểu khu 11, thị trấn Lương Sơn để nâng cấp thành trường Đại học Công thương.

Trên 888 tỷ đồng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu trong 2 năm (2014-2015)

(HBĐT) - Bộ KH&ĐT vừa có Văn bản số 4686/BKHĐT-TH thông báo dự kiến kế hoạch vốn đầu tư nguồn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho cả năm 2014 và 2015. Theo đó, tỉnh ta được giao 888,608 tỷ đồng cho cả giai đoạn 2014-2015 bao gồm 14 danh mục chương trình, dự án. Như vậy, tính bình quân mỗi năm tỉnh được giao khoảng 444,304 tỷ đồng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, tăng khoảng 22% so với năm 2013 (năm 2013 được hỗ trợ mức 365,392 tỷ đồng).

Lạc Thuỷ mở rộng vùng trồng cam

(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Lạc Thủy đã trú trọng triển khai mở rộng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao, trong đó, cây cam được đánh giá ngày càng phát triển cả về số và chất lượng. Hiệu quả từ việc trồng cam tại Lạc Thủy hiện nay đang được xem là hướng phát triển kinh tế đem lại thu nhập cao cho người sản xuất, đồng thời, tạo ra vùng sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh trên thị trường.

Tập trung hoàn thành tiêu chí xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh

(HBĐT) - Sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến nay, huyện Cao Phong đã cơ bản hoàn thành một số tiêu chí như quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch, cơ sở vật chất văn hóa... Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số tiêu chí khó đạt đang được huyện tập trung thực hiện, trong đó có tiêu chí xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,67%

(HBĐT) - Theo Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 so với tháng trước tăng 0,67%. Trong số 11 nhóm hàng hóa, có 4 nhóm giữ giá ổn định, 6 nhóm tăng và 1 nhóm có biến động giảm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục