Mô hình nuôi cá tầm trên lòng hồ sông Đà địa bàn xã Hiền Lương (Đà Bắc) được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế và mức độ phù hợp với điều kiện đầu tư.
(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng lớn để phát triển ngành thủy sản, trong đó, nuôi cá lồng, bè trên hệ thống sông, suối, hồ chứa được xác định là một trong những lợi thế mũi nhọn cần khai thác tốt. Theo Sở NN&PTNT, diện tích mặt nước có khả năng nuôi thuỷ sản ở các địa phương trong tỉnh tương đối lớn và đa dạng, đặc biệt, các xã vùng hồ thủy điện sông Đà có nhiều thuận lợi để phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng, bè mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Được biết, nuôi cá lồng, bè trên sông nước chảy liên tục có ưu điểm là nuôi được mật độ dày, cá nuôi ít bị bệnh, năng suất cao, thuận tiện trong chăm sóc, thu hoạch, vốn đầu tư không lớn nên người dân sống ven sông, suối, hồ đã học tập và phong trào nuôi cá lồng, bè phát triển lan rộng ra nhiều nơi. Tại các tỉnh miền Bắc, nghề nuôi thủy sản nước ngọt đang từng bước trở thành một trong những nghề SX chính, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, 25 tỉnh miền Bắc nước ta (trong đó, tỉnh ta nằm ở phía tây Bắc Bộ) có tiềm năng diện tích có thể phát triển nuôi thuỷ sản lồng, bè rất lớn với trên 200.000 ha diện tích mặt nước có thể nuôi cá lồng. Các tỉnh có sản lượng nuôi cá lồng, bè lớn như: Hải Dương 500 tấn/năm, Hòa Bình 200 tấn/năm, Yên Bái 200 tấn/năm, Phú Thọ 81,7 tấn/năm, Sơn La 80 tấn/năm... Tuy nhiên, hiện nay, các tỉnh mới chỉ khai thác được một phần hạn chế so với tiềm năng, tổng thể tích lồng nuôi ước khoảng 300.530 m3, số lượng gần 5.000 lồng, năng suất đạt hơn 2.000 tấn/năm. Nhìn chung, nghề nuôi còn mang tính tự phát, quy mô còn nhỏ lẻ, thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng diện tích mặt nước sông, suối và hồ chứa của các địa phương.
Nằm trong khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh ta được đánh giá có tiềm năng lớn để phát triển ngành thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cá lồng, bè nói riêng. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông, suối tương đối nhiều và phân bố khá đồng đều. Toàn tỉnh có 5 con sông chảy qua với tổng chiều dài khoảng 393 km. Trong đó, sông Đà có chiều dài lớn nhất khoảng 151 km, hồ chứa thủy điện sông Đà với diện tích hơn 16.700 ha (trên địa bàn hai tỉnh Sơn La và Hoà Bình) có đặc điểm lưu vực hồ rộng lớn, môi trường trong sạch, chưa bị ô nhiễm, nguồn lợi phong phú, giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để phát triển nuôi các loại cá kinh tế và cá bản địa. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 500 công trình hồ chứa thủy lợi, vốn là diện tích mặt nước thuận lợi nuôi cá hồ chứa mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương.
Chủ động khai thác tiềm năng sẵn có, những năm gần đây, ngành thủy sản của tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh cùng với đó là sự gia tăng về nhu cầu con giống, mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong sự phát triển chung, nghề nuôi cá lồng, bè trên sông nước đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Đây là nghề truyền thống, tập trung chủ yếu trên hồ thủy điện Hòa Bình, nuôi chủ yếu theo hình thức thâm canh và bán thâm canh với các loài cá có giá trị kinh tế cao như cá trắm cỏ, trê lai, chim trắng, rô phi đơn tính và gần đây có sự xuất hiện của một số loài cá đặc sản mới như: trắm đen, bỗng, ngạnh, chiên, tầm, lăng chấm... Các địa bàn có số hộ nuôi cá lồng, bè nhiều nhất là Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu và TPHB. Hiện, trên khu vực lòng hồ sông Đà có khoảng 1.250 lồng cá nuôi, các loại cá chủ yếu được nuôi lồng là trắm cỏ, trắm đen, rô phi, trê lai, nheo, ngạnh, lăng, chiên, bỗng, tầm... Sản lượng cá lồng từ 400 tấn (năm 2010) tăng lên khoảng 800 tấn (năm 2013). Giá trị kinh tế thu lợi được từ mỗi lồng nuôi cá (thể tích trung bình 30m3) đạt khoảng 40 triệu đồng/lồng/năm, cao hơn nhiều so với giá trị SX của một số ngành nghề nông nghiệp truyền thống. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, đây là sự phát triển tích cực, giúp ngành thủy sản từng bước hướng tới SXHH có giá trị cao và bền vững.
Thu Trang
(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh có 2.450 ha nuôi thủy sản, trong đó mặt nước ao hồ nhỏ 1.300 ha; nuôi cá ruộng 100 ha; nuôi cá ở các hồ chứa 1.050 ha. Số lượng lồng cá hiện có là 1.520 lồng. Sản lượng thủy sản 11 tháng ước đạt 928 tấn, trong đó nuôi 712 tấn, khai thác 216 tấn.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) vẫn là một trong 2 xã đầu tiên của tỉnh đạt được 15 trên tổng số 19 tiêu chí xây dựng NTM. Tiêu chí vừa đạt là tiêu chí số 13 “hình thức tổ chức sản xuất”.
Hai ngày qua, hàng trăm hộ dân ở huyện Phù Mỹ đã tập trung gặt lúa chạy bão. Trong ngày 9-11, chính quyền và người dân tại các địa phương trong toàn tỉnh Bình Định đã dồn sức chống siêu bão.
(HBĐT) - Vừa qua, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh Hoà Bình đến năm 2020”. Hội nghị có sự tham gia của các đơn vị: BQL Dự án phát triển cam an toàn tập trung tỉnh Hoà Bình, Công ty TNHHNN MTV Tư vấn và Đầu tư phát triển Rau, hoa, quả - đơn vị tư vấn, các phòng chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT và lãnh đạo Phòng NN&PTNT 9 huyện có diện tích cam dự kiến trong quy hoạch.
(HBĐT) - Đồng chí Lương Bá Phi, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lai cho biết: Giống bưởi đỏ đã được trồng cách đây khoảng 40 năm, bắt đầu nhân rộng 15 năm và rộ lên trong 5 năm lại đây. Hiện nay, cả xã trồng được 27,5 ha, trong đó, đã cho thu hoạch 17 ha.
(HBĐT) - Vẫn là hình ảnh quen thuộc với hàng mía xanh mướt hai bên đường, đến Phú Vinh (Tân Lạc) vào dịp này chỉ thấy một màu xanh mướt của mía và hình ảnh tấp nập của thương lái đến thu mua. Mía đẹp, giá cao hứa hẹn vụ mía bội thu cho bà con trong xã.