Hang Đầu Rồng, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa.
(HBĐT) - Huyện Cao Phong được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002 theo Nghị định 95-NĐ/CP của Chính phủ về việc chia tách huyện Kỳ Sơn thành hai huyện Kỳ Sơn và Cao Phong. Cao Phong hiện có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn, có diện tích tự nhiên 23.437 ha.
Dân số toàn huyện có 4,2 vạn người gồm nhiều dân tộc cư trú, sinh sống lâu đời, chủ yếu là dân tộc Mường, Kinh, Dao..., trong đó, dân tộc Mường chiếm 73,2%, dân tộc Kinh chiếm 24,6%... Địa hình phân bố thành 3 vùng chính gồm: vùng cao, vùng giữa và vùng lòng hồ sông Đà. Địa bàn huyện nằm dọc QL 6 và QL 12 B, có hệ thống cảng thủy nội địa thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, phát triển KT-XH của địa phương. ở độ cao trên 300 m so với mực nước biển, huyện có điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, phù hợp với chăn nuôi đại gia súc và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có múi...
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, trong các nhiệm kỳ 2000-2005, 2005-2010 và nhiệm kỳ 2010-2015, nhất là sau thời kỳ huyện Cao Phong được thành lập, huyện đã có những bước tiến khá vững chắc trong phát triển. Trong sự quan tâm, định hướng của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sức mạnh đồng thuận của toàn dân, Cao Phong đã đạt được kết quả đáng mừng trong phát triển kinh tế. Đánh giá tổng thể, Cao Phong đã phấn đấu trở thành một huyện có tiềm lực kinh tế khá, phát triển năng động; tình hình chính trị, xã hội ổn định, QP-AN được củng cố, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Bên cạnh việc bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn (năm 2012, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 15.760,5 tấn và vụ chiêm - xuân năm 2013 đạt 6.428 tấn), huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, đã hình thành, phát triển một số vùng chuyên canh theo hướng quy hoạch cây ăn quả, cây công nghiệp được đề ra tại NQ số 04 ngày 8/5/2006 của Huyện uỷ. Toàn huyện hiện có 1119 ha cây ăn quả (trong đó, cây có múi có 900 ha), 2.492 ha mía. Cây cam, cây mía tím Cao Phong đã tạo được dấu ấn trên thị trường; năm 2012, sản lượng cam của huyện đạt 12.000 tấn, năm 2013, sản lượng cam ước đạt 16.000 tấn. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ước đạt 12%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 21 triệu đồng (năm 2012, đạt 19 triệu đồng/người/năm). Cùng với các bước phát triển kinh tế, tạo bước chuyển trong XĐ-GN, Cao Phong còn chú trọng tới hoạt động VH-XH. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 21%; có 99% số hộ được dùng điện lưới quốc gia, 84% số hộ được sử dụng nước sạch, toàn huyện có 15 trường đạt chuẩn quốc gia và 2 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020. Bộ mặt nông thông mới ở Mường Thàng đã có nhiều khởi sắc đáng kể.
Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 10 về phát triển du lịch, phát triển TD-TT, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc giai đoạn 2007-2010 và định hướng tới năm 2015. Trong đó, hướng tới việc phát triển du lịch văn hoá, du lịch danh lam thắng cảnh. Thời gian qua, huyện đã xây dựng và hoàn thiện xong quần thể Khu di tích lịch sử văn hoá căn cứ cách mạng Thạch Yên-Cao Phong (xóm Khánh - xã Yên Thượng). Sự khởi đầu này đã là động lực để huyện quan tâm hơn tới tôn tạo và phát huy các di sản văn hoá bao gồm các di sản văn hoá vật thể đó là các di tích lịch sử văn hoá. Ngoài di tích lịch sử văn hoá Thạch Yên - Cao Phong, huyện còn quan tâm, đầu tư tu bổ di tích lịch sử Cù Chính Lan (xã Bình Thanh), di tích lịch sử đền thác Bờ (xã Thung Nai) cùng các điểm danh lam, thắng cảnh, phục vụ sinh hoạt văn hoá, tâm linh, tín ngưỡng (đền Bờ, chùa Khánh, bản Giang Mỗ 2(xã Bình Thanh) cùng các bản Mường mang dấu ấn xưa của đồng bào Mường như: Bãi Bệ I (xã Dũng Phong), xóm Mừng, xóm Cạn 2 (Xuân Phong). Cũng ở vùng đất Mường Thàng, văn hoá cồng chiêng đang được khơi dậy bản sắc văn hoá Mường (toàn huyện có khoảng 3.000 chiếc cồng chiêng). Gần 100 di sản văn hoá phi vật thể cũng đang được bảo tồn và phát huy. Nhiều lễ hội truyền thống trên địa bàn đã tạo được đấu ấn đáng nhớ đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2013, huyện đã đón 54.241 lượt khách, trong đó, khách du lịch quốc tế có trên 2.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 2,5 tỷ đồng.
Trên miền đất cổ Cao Phong hình thành nhiều hang động kỳ thú, nổi bật là quần thể hang động núi Đầu Rồng trên địa bàn thị trấn Cao Phong. Vừa qua, quần thể này đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là khu danh lam thắng cảnh di tích quốc gia. Huyện đã có sự quan tâm, đầu tư hợp lý trong xây dựng cơ sở hạ tầng; hoàn thiện từng bước để quần thể này trở thành điểm đến của các nhà đầu tư và du khách gần, xa.
Thời gian tới, huyện Cao Phong phấn đấu nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ và mục tiêu như: đầu tư phát triển công nghiệp, tạo bước chuyển biến cơ bản về lượng và chất trong cơ cấu kinh tế. Phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp thâm canh, chuyên canh cao, phát triển bền vững, đạt giá trị cao trên một đơn vị diện tích. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực. Tiếp tục thực hiện tốt 2 dự án về phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp trên địa bàn huyện. Tiếp tục đổi mới phát triển các thành phần kinh tế
Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, khuyến khích phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ. Tiếp tục phát triển mạng lưới chợ phù hợp với quy hoạch các vùng dân cư. Khuyến khích phát triển mạng lưới dịch vụ đảm bảo là mối liên kết giữa sản xuất với thị trường, tạo điều kiện giao lưu giữa các vùng trong và ngoài huyện. Tăng cường công tác thông tin, xúc tiến thương mại, quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch gắn phát triển du lịch với văn hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch văn hóa, ưu tiên các dự án đầu tư phát triển du lịch văn hoá kết hợp với du lịch tâm linh và các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí lành mạnh.
Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động VH-XH tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng GD&ĐT, y tế, TD-TT. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác XĐ-GN và giải quyết việc làm. Phát triển các hoạt động văn hoá; nâng cao chất lượng truyền thanh - truyền hình. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Chủ động nắm tình hình, kịp thời xử lý tại chỗ các tình huống. Phấn đấu xây dựng các xã, thị trấn TS-VM, không có TNXH.
Với sự đoàn kết, đồng thuận, sự nỗ lực của các cấp uỷ, chính quyền và toàn dân, tin rằng, huyện Cao Phong sẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, giữ vững AN-QP cùng các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra.
Phạm Văn Long
(Chủ tịch UBND huyện Cao Phong)
(HBĐT) - Triển khai chương trình đào tạo cán bộ tiểu giáo viên hướng dẫn thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh, trong tháng 10, Văn phòng điều phối tỉnh đã tổ chức 2 lớp đào tạo, bồi dưỡng với 80 học viên tham gia. Học viên của khóa đào tạo đều là thành viên Ban chỉ đạo 800 các huyện, thành phố, được giao nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tại địa phương.
(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh có 2.450 ha nuôi thủy sản, trong đó mặt nước ao hồ nhỏ 1.300 ha; nuôi cá ruộng 100 ha; nuôi cá ở các hồ chứa 1.050 ha. Số lượng lồng cá hiện có là 1.520 lồng. Sản lượng thủy sản 11 tháng ước đạt 928 tấn, trong đó nuôi 712 tấn, khai thác 216 tấn.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) vẫn là một trong 2 xã đầu tiên của tỉnh đạt được 15 trên tổng số 19 tiêu chí xây dựng NTM. Tiêu chí vừa đạt là tiêu chí số 13 “hình thức tổ chức sản xuất”.
Hai ngày qua, hàng trăm hộ dân ở huyện Phù Mỹ đã tập trung gặt lúa chạy bão. Trong ngày 9-11, chính quyền và người dân tại các địa phương trong toàn tỉnh Bình Định đã dồn sức chống siêu bão.
(HBĐT) - Vừa qua, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh Hoà Bình đến năm 2020”. Hội nghị có sự tham gia của các đơn vị: BQL Dự án phát triển cam an toàn tập trung tỉnh Hoà Bình, Công ty TNHHNN MTV Tư vấn và Đầu tư phát triển Rau, hoa, quả - đơn vị tư vấn, các phòng chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT và lãnh đạo Phòng NN&PTNT 9 huyện có diện tích cam dự kiến trong quy hoạch.
(HBĐT) - Đồng chí Lương Bá Phi, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lai cho biết: Giống bưởi đỏ đã được trồng cách đây khoảng 40 năm, bắt đầu nhân rộng 15 năm và rộ lên trong 5 năm lại đây. Hiện nay, cả xã trồng được 27,5 ha, trong đó, đã cho thu hoạch 17 ha.