(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2403 về ban hành Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hoà Bình.
Theo đó, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh hướng tới ba mục tiêu chính: Một là, duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân 4,2%/năm trong giai đoạn 2014-2015, trên 3,8%/năm trong giai đoạn 2016-2020. Hai là, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo; đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 37 triệu đồng/năm, số xã đạt tiêu chí nông thôn mới đạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. Ba là, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm tác động tiêu cực đối với môi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, duy trì ổn định độ che phủ rừng trên 49%.
Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp của UBND tỉnh đã xác định cụ thể 29 nhóm nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực chính trong ngành nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, định hướng 5 nhóm giải pháp trọng tâm để thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch trên, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở NN&PTNT và UBND các huyện, thành phố.
Thu Trang
(HBĐT) - Theo đồng chí Quách Công Thinh, Chủ tịch UBND xã Thanh Lương (Lương Sơn) để triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM theo đúng lộ trình, xã tập trung vào lập quy hoạch để đảm bảo sự phân bố và phát triển hợp lý góp phần thúc đẩy KT-XH của xã phát triển.
(HBĐT) - Triển khai chương trình đào tạo cán bộ tiểu giáo viên hướng dẫn thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh, trong tháng 10, Văn phòng điều phối tỉnh đã tổ chức 2 lớp đào tạo, bồi dưỡng với 80 học viên tham gia. Học viên của khóa đào tạo đều là thành viên Ban chỉ đạo 800 các huyện, thành phố, được giao nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tại địa phương.
(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh có 2.450 ha nuôi thủy sản, trong đó mặt nước ao hồ nhỏ 1.300 ha; nuôi cá ruộng 100 ha; nuôi cá ở các hồ chứa 1.050 ha. Số lượng lồng cá hiện có là 1.520 lồng. Sản lượng thủy sản 11 tháng ước đạt 928 tấn, trong đó nuôi 712 tấn, khai thác 216 tấn.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) vẫn là một trong 2 xã đầu tiên của tỉnh đạt được 15 trên tổng số 19 tiêu chí xây dựng NTM. Tiêu chí vừa đạt là tiêu chí số 13 “hình thức tổ chức sản xuất”.
Hai ngày qua, hàng trăm hộ dân ở huyện Phù Mỹ đã tập trung gặt lúa chạy bão. Trong ngày 9-11, chính quyền và người dân tại các địa phương trong toàn tỉnh Bình Định đã dồn sức chống siêu bão.
(HBĐT) - Vừa qua, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo “Quy hoạch phát triển sản xuất cam an toàn tập trung tỉnh Hoà Bình đến năm 2020”. Hội nghị có sự tham gia của các đơn vị: BQL Dự án phát triển cam an toàn tập trung tỉnh Hoà Bình, Công ty TNHHNN MTV Tư vấn và Đầu tư phát triển Rau, hoa, quả - đơn vị tư vấn, các phòng chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT và lãnh đạo Phòng NN&PTNT 9 huyện có diện tích cam dự kiến trong quy hoạch.