Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc ứng dụng CNTT vào điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao, khó khăn của tỉnh do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu, việc tiếp cận với sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Xác định công tác XĐ-GN nhanh, bền vững là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu góp phần phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, những năm qua, huyện luôn tập trung đẩy mạnh XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội.
Năm 2011, mô hình chăn nuôi lợn thịt thuộc chương trình mục tiêu quốc gia XĐ-GN được triển khai tại xã Toàn Sơn. Mô hình triển khai trên địa bàn 3 xóm Cha, Chúc Sơn, Tân Sơn với 40 hộ nghèo tham gia. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 250 triệu đồng tiền giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi, phòng - chống dịch bệnh cho đàn lợn. Sau khi đánh giá hiệu quả mô hình, đến nay, mô hình tiếp tục được duy trì và nhân rộng. Tuy nhiên, điểm mới của mô hình là các hộ nghèo sau 1 chu kỳ chăn nuôi hiệu quả sẽ trả lại gốc cho xã để tiếp tục luân chuyển cho các hộ nghèo khác. Theo đồng chí Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện, nếu mô hình tiếp tục được nhân rộng sẽ xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Người dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Đồng chí Xa Thị Lan cho biết thêm: Xác định nguyên nhân XĐ-GN của huyện về khách quan là do địa bàn điều kiện tự nhiên khó khăn, ruộng ít, nương nhiều, nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn cho canh tác, đòi hỏi chi phí lớn. Mặt khác, người dân còn thiếu kiến thức ứng dụng KH-KT vào sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn còn cao. Theo số điều tra của cơ quan chức năng, năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 42,53%, tương đương với 5.510 hộ, 3.223 hộ cận nghèo, chiếm 24,88%. Thu nhập bình quân 13,2 triệu đồng/người. Toàn huyện không còn hộ nghèo ở nhà tranh tre dột nát. Trong đó, trên địa bàn còn nhiều xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50% như: Đồng Nghê, Suối Nánh, Đồng Chum, Tân Pheo, Tân Minh, Tiền Phong, Vầy Nưa.
Trong năm 2013, huyện đặt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 39%. Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện XĐ-GN như: đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhân thức của các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở và người dân về XĐ-GN. Trong đó, chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Tăng cường vận động nhân dân có ý thức phấn đấu vươn lên làm giàu. Về huy động nguồn lực, để đảm bảo đủ nguồn lực cho chương trình cần áp dụng cơ chế huy động đa nguồn lực gồm: ngân sách T.Ư được bố trí trong chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Chương trình 134, 135 của Chính phủ... Tập huấn nâng cao năng lực cho 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã. Ngân sách địa phương hàng năm dành một phần cho các chương trình, dự án giảm nghèo của huyện, huy động các doanh nghiệp, cộng đồng, ngành, địa phương đóng góp, ủng hộ cho sự nghiệp XĐ-GN như phong trào “Ngày vì người nghèo”. Về phân bổ nguồn lực, huyện tập trung ưu tiên cho các xã ĐBKK, có tỷ lệ hộ nghèo cao và đảm bảo giữa các xã. Triển khai các chương trình, dự án tập trung kết cấu hạ tầng cho các xã ĐBKK. Để tạo động lực cho người nghèo vươn lên trong cuộc sống, huyện thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo, người nghèo, các chính sách an sinh xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các nguồn vốn (nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện...); tổ chức hướng dẫn cho người dân cách làm ăn, KNKL, chuyển giao KHCN vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, huyện làm tốt công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, giúp họ có thu nhập ổn định. Về các cơ chế chính sách, tăng cường cơ chế liên kết 4 nhà trong tạo việc làm cho người lao động. Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý, đất SX, đất ở, nhà ở cho các hộ nghèo và cận nghèo. Trong thời gian tới, huyện tích cực huy động nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH, thực hiện mục tiêu XĐ-GN. Đồng thời, xây dựng nhiệm vụ, giáp pháp cụ thể cho mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững. Từ đó giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản...
Hương Lan
(HBĐT) - Thời gian qua, Sở GT- VT đã phối hợp với các ngành chức năng tham mưu cho tỉnh triển khai các biện pháp bảo đảm TTATGT, theo đó đã góp phần kiềm chế TNGT, từ năm 2010 đến nay, TNGT giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chế và bị thương.
(HBĐT) - Ngày 13/11, Trung tâm Dạy nghề huyện Kỳ Sơn đã tổ chức bế mạc lớp dạy nghề vi tính văn phòng và nghề trồng nấm rơm tại xã Yên Quang.
(HBĐT) - “Xã Xuân Phong cách trung tâm huyện Cao Phong khoảng 7 km nhưng còn nhiều khó khăn, địa hình không bằng phẳng, bị chia cắt, dân số đông, ruộng ít. Cả xã có 12 xóm với 770 hộ sinh sống, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Chính vì vậy, thực hiện xây dựng NTM ở Xuân Phong còn gặp nhiều khó khăn” - Đồng chí Bùi Xuân Chìu, Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định.
(HBĐT) - Ngày 14/11, tại UBND xã Thống Nhất, Hội CTĐ TP. Hoà Bình đã tổ chức giao bò giống lần 1/2013 cho 4 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đủ điều kiện chăn nuôi theo quy định chương trình “ Ngân hàng bò” của Hội CTĐ.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2403 về ban hành Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hoà Bình.
(HBĐT) - Huyện Cao Phong được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002 theo Nghị định 95-NĐ/CP của Chính phủ về việc chia tách huyện Kỳ Sơn thành hai huyện Kỳ Sơn và Cao Phong. Cao Phong hiện có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn, có diện tích tự nhiên 23.437 ha.