Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu cắt băng khai mạc chợ vùng cao Hòa Bình.

Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu cắt băng khai mạc chợ vùng cao Hòa Bình.

(HBĐT) - Ngày 16/11, tại khu trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TP. Hòa Bình) đã diễn ra lễ khai mạc phiên chợ vùng cao Hòa Bình. Tham dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội; Nguyễn Hữu Toàn, Cục phó Cục Di sản văn hoá (Bộ VH,TT&DL); lãnh đạo và cán bộ các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái; các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.

 

Phiên chợ vùng cao là một trong những chương trình, sự kiện đặc sắc trong khuôn khổ Ngày hội VH,TT&DL các dân tộc Tây Bắc lần thứ XII – năm 2013 tại tỉnh Hòa Bình. Phiên chợ bắt đầu từ ngày 16 - 18/11,  với quy mô 50 gian hàng của các huyện, thành phố, các doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình.

 

Các sản phẩm tại phiên chợ mang đậm nét văn hóa vùng miền của các địa phương trong tỉnh như: cam, mía (huyện Cao Phong), gà (huyện Lạc Sơn), lợn cắp nách (huyện Đà Bắc), trâu (huyện Tân Lạc), nước khoáng (huyện Kim Bôi), tỏi tía (huyện Mai Châu), rượu cần (TP. Hòa Bình), dê (huyện Lạc Thủy), gỗ lũa (huyện Lương Sơn), mật ong (huyện Yên Thủy), thịt chua (huyện Kỳ Sơn)… các sản phẩm dệt thổ cẩm, trang sức các dân tộc, nông sản vùng cao, đặc sản núi rừng, các loại rau, củ quả, gia súc, gia cầm, các dụng cụ phục vụ việc phát triển kinh tế, cuộc sống hàng ngày của người dân, các bài thuốc cổ truyền dân tộc… Ngoài ra, chợ còn có một số gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm ẩm thực truyền thống của các dân tộc như Mường, Thái, Dao, Mông… với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, được chuẩn bị công phu, trang trí tinh tế, hấp dẫn sẽ mang lại nhiều điều thú vị bất ngờ cho quý vị đại biểu và du khách thăm quan, mua sắm tại chợ.

     

Các gian hàng ẩm thực thu hút đông đảo khách đến thăm quan, thưởng thức.

 

Qua phiên chợ, nhằm tái hiện những nét tinh túy, tiêu biểu nhất của chợ vùng cao, giới thiệu đến du khách các sản phẩm, sản vật đặc sắc, những sắc thái truyền thống văn hóa cũng như phong tục tập quán đa dạng, phong phú của các dân tộc tỉnh Hòa Bình nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

 

                                                                                          Đỗ Hà

 

 

Các tin khác

Quang cảnh hội nghị.
Đồng chí  Nguyễn Minh Quang, TVTU, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi giám sát.
Hoạt động vận tải khách bằng ô tô trên địa bàn từng bước đi vào nề nếp. Ảnh chụp tại Bến xe trung tâm TP Hòa Bình.
Không có hình ảnh

Tiếp sức cho Xuân Phong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - “Xã Xuân Phong cách trung tâm huyện Cao Phong khoảng 7 km nhưng còn nhiều khó khăn, địa hình không bằng phẳng, bị chia cắt, dân số đông, ruộng ít. Cả xã có 12 xóm với 770 hộ sinh sống, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Chính vì vậy, thực hiện xây dựng NTM ở Xuân Phong còn gặp nhiều khó khăn” - Đồng chí Bùi Xuân Chìu, Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định.

Giao bò giống theo chương trình “ Ngân hàng bò” 

(HBĐT) - Ngày 14/11, tại UBND xã Thống Nhất, Hội CTĐ TP. Hoà Bình đã tổ chức giao bò giống lần 1/2013 cho 4 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đủ điều kiện chăn nuôi theo quy định chương trình “ Ngân hàng bò” của Hội CTĐ.

Ban hành Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2403 về ban hành Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hoà Bình.

Huyện Cao Phong tạo bước chuyển trong phát triển KT-XH, thúc đẩy du lịch - văn hóa lên tầm vóc mới

(HBĐT) - Huyện Cao Phong được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002 theo Nghị định 95-NĐ/CP của Chính phủ về việc chia tách huyện Kỳ Sơn thành hai huyện Kỳ Sơn và Cao Phong. Cao Phong hiện có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn, có diện tích tự nhiên 23.437 ha.

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng, bè

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng lớn để phát triển ngành thủy sản, trong đó, nuôi cá lồng, bè trên hệ thống sông, suối, hồ chứa được xác định là một trong những lợi thế mũi nhọn cần khai thác tốt. Theo Sở NN&PTNT, diện tích mặt nước có khả năng nuôi thuỷ sản ở các địa phương trong tỉnh tương đối lớn và đa dạng, đặc biệt, các xã vùng hồ thủy điện sông Đà có nhiều thuận lợi để phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng, bè mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sức lan tỏa của phong trào toàn dân xây dựng NTM ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Bước vào năm 2013, phong trào thi đua “Huyện Lạc Sơn chung sức xây dựng NTM” được các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn huyện tích cực hưởng ứng. Với vai trò, vị trí và nhiệm vụ được giao, MTTQ các cấp trong huyện đã phối hợp với các ngành, tổ chức thành viên tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” gắn với phong trào thi đua xây dựng NTM. Hiện các xã đều có BCĐ phong trào và các xóm đều đã thành lập ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục