Từ vốn vay của NHCSXH, người dân xóm Bắc Yên, xã Yên Mông (TPHB) đầu tư nuôi trâu đem lại hiệu quả, từng bước thoát nghèo.

Từ vốn vay của NHCSXH, người dân xóm Bắc Yên, xã Yên Mông (TPHB) đầu tư nuôi trâu đem lại hiệu quả, từng bước thoát nghèo.

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình có 15 xã, phường (gồm 8 xã, 7 phường). Trong 10 năm lại đây, từ năm 2003 - 2013, tốc độ phát triển kinh tế của TP luôn ở mức cao, từ 13-14%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm. Có được kết quả đó một phần nhờ kênh tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu của thành phố, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

 

Bắc Yên là xóm chuyển vén lòng hồ có 32 hộ, chủ yếu là người Mường, đây là xóm khó khăn của xã Yên Mông. Anh Đinh Công Ky, Tổ trưởng Tổ TK&VV xóm Bắc Yên cho biết: Chúng tôi về đây đã được 20 năm, tự khai phá đất để làm nhà và làm kinh tế. Lâu nay cuộc sống của người dân ở đây cũng chủ yếu gắn với nương rẫy. Ban đầu, người dân cũng rất ngại vay vốn vì nhận tiền về cũng chẳng biết đầu tư vào việc gì. Được sự hướng dẫn của cán bộ NHCSXH và các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương cùng định hướng đầu tư phát triển từng mô hình cụ thể, bà con đã biết sử dụng vốn vay. Đến thời điểm này, tổ có 32 hội viên thực hiện 5 chương trình tín dụng với dư nợ trên 753 triệu đồng. Trong đó, vốn SX-KD trên 463 triệu đồng chủ yếu bà con đầu tư vào các lĩnh vực như: nuôi lợn, gà, trâu, bò, trồng ngô, sắn, chuối... Nhìn chung các hộ sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, không có tình trạng nợ quá hạn.

 

Để chuyển tải, quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, trên địa bàn thành phố đã thành lập 194 tổ TK&VV tại 15 phường, xã. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác quản lý tổ TK&VV theo thôn, xóm, tổ dân phố, có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc BQL tổ TK&VV thực hiện hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH. Đến nay, trên địa bàn thành phố đang thực hiện cho vay 10 chương trình  tín dụng chính sách với dư nợ trên 124 tỉ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chiếm 0,6%.

 

Qua đánh giá, trong 11 năm hoạt động (2003-2013) đã có 17.865 khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH. Nguồn vốn của NHCSXH đã góp phần giúp cho 1.773 lượt hộ thoát khỏi đói nghèo theo từng giai đoạn điều tra. Nguồn vốn của NHCSXH cùng với nguồn vốn đối ứng từ NSNN đã giúp hộ nghèo xây dựng được 24 căn nhà nhằm ổn định đời sống. Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh đã giúp các hộ dân tại 7 xã trên địa bàn thành phố xây dựng được 3.891 công trình nước sạch và công trình vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng  NTM. Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH đã có 68 lao động là con hộ nghèo, hộ chính sách được đi xuất khẩu lao động để cải thiện thu nhập, 1.616 lao động được tạo việc làm từ các dự án vay vốn giải quyết việc làm; đã có 3.380 hộ gia đình là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cành khó khăn về kinh tế được vay vốn để cho 3.463 sinh viên đi học, tạo nguồn nhân lực có tri thức cho tương lai. Trong thời gian này đã có 805 hộ trả được nợ, số tiền 12.510 triệu đồng, bằng 22% doanh số cho vay, tạo nguồn vốn đầu tư cho chu kỳ kế tiếp, thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp và sự bền vững của chương trình. Còn nhiều hộ tuy chưa thoát khỏi khó khăn về kinh tế song nhờ nguồn vốn vay ưu đãi đã có cơ hội làm chủ cuộc sống của mình, thay đổi tập quán làm ăn, thay đổi ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Đó chính là hiệu quả KT-XH đem lại từ các kênh tín dụng của NHCSXH tỉnh.

 

 

 

                                                                                    Đinh Thắng

 

Các tin khác

Nông dân xã Yên Lạc – Yên Thuỷ thu hoạch mía vận chuyển về xuôi.
Cán bộ Công ty Syngenta đang giới thiệu với bà con giống ngô NK54 tại gian hàng.
Thị trường hàng hóa dịp Tết đã nhộp nhịp (ảnh tại chợ nông sản Nghĩa Phương) thành phố Hòa Bình.
Không có hình ảnh

Huyện Kim Bôi: Phát triển kinh tế gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Quách Đình Hạnh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi cho biết: Sau khi chia tách, Kim Bôi hiện có 28 xã, thị trấn, trong đó có 17 xã đặc biệt khó khăn. Kinh tế chậm phát triển, sản xuất còn nhỏ lẻ, có nhiều sản phẩm, vùng sản xuất hàng hóa. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của huyện trên 13.000 hộ, chiếm 59,79%. Xóa đói - giảm nghèo, cải thiện dân sinh là nhiệm quan trọng hàng đầu của Đảng bộ và các cấp chính quyền huyện Kim Bôi.

Thành phố Hòa Bình - Trung tâm động lực kinh tế của tỉnh

(HBĐT) - Xác định lĩnh vực thương mại - dịch vụ là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, năm 2013, thành phố Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thương mại dịch vụ nhiều thành phần từ nội thành đến khu vực nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại, dịch vụ, thực hiện đa dạng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng... Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn ước đạt 3.236,5 tỷ đồng, tăng 24,47% so với năm 2012, đạt 101,77% kế hoạch. Trong đó, khối doanh nghiệp ước đạt 1.471,3 tỷ đồng, tăng 23,69% so với năm 2012; khối hộ kinh doanh ước đạt 1.765,2 tỷ đồng, tăng 25,13% so với năm 2012.

Ngành công nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Năm 2013 là năm có nhiều thử thách đối với hoạt động SX-KD của doanh nghiệp và người dân. Nhìn tổng thể bức tranh công nghiệp của tỉnh vẫn có những bước phát triển đáng khích lệ.

Ngành nông nghiệp - trụ đỡ cho sự ổn định của KT-XH

(HBĐT) - Duy trì tốt tốc độ và chất lượng tăng trưởng, hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013, tạo thêm nhiều dấu ấn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiếp tục cải thiện đáng kể điều kiện sản xuất cho người lao động... Đó là những thành quả khá nổi bật và toàn diện mà ngành nông nghiệp đã đạt được trong năm nay. Với những kết quả đó, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế trọng tâm, xứng đáng là trụ đỡ cho sự phát triển ổn định của KT-XH.

Hội CCB xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn): Nêu gương sáng trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong 3 năm triển khai, thực hiện xây dựng NTM, Hội CCB xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) luôn đề cao phẩm chất, tinh thần xung kích, tiên phong của 291 hội viên, sinh hoạt ở 13 chi hội.

Thành tựu KT- XH nổi bật năm 2013

(HBĐT) - Tốc độ tăng GDP 10,2%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,06%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,4%, dịch vụ tăng 10,2%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục