Hệ thống đường giao thông nông thôn ở Hương Nhượng (Lạc Sơn) phục vụ đắc lực cho vận chuyển hàng hóa.
(HBĐT) - Tháng 11/2013, được sự đầu tư của dự án giảm nghèo giai đoạn II do huyện Lạc Sơn làm chủ đầu tư, xã Hương Nhượng quyết định nâng cấp con đường mòn nối hai vùng phía trong và phía ngoài của xã thành con đường rộng. Đường liên xóm nối từ xóm Biu phía trong ra xóm Bưng phía ngoài nối hai con đường liên xã xuôi dãy Trường Sơn và con đường xuôi dọc sông Bưởi nhằm tăng cường liên kết các KDC trong xã.
Theo thiết kế, con đường đường dài 1.600 m, bề ngang rộng 6 m, hai bên lề đường mỗi bên rộng 90 cm. Giai đoạn đầu đổ đường bê tông dài 500 m, chiều dài còn lại được rải sỏi cấp phối. Con đường đi qua hai dãy đồi, hai thung lũng nhỏ là vùng đất nhân dân trong xã khai hoang làm đất lâm nghiệp trồng rừng lâu năm, nay nhiều khu rừng đang vào giai đoạn trồng mới hoặc sắp cho thu.
Về phương thức, dự án đầu tư mở đường, làm đường, chính quyền xã chịu trách nhiệm thu hồi đất trong dân, đền bù hoa lợi, đền bù đất trên diện tích đất thu hồi để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đúng thời hạn. Đường giao thông xóm Biu nối xóm Bưng đi qua 10 khu đất lâm nghiệp của người dân và đất Lâm trường với hơn 1.300 m2 đất và cây lâm nghiệp trên đất phải giải tỏa.
Nhận thấy đây là cơ hội tốt để xã hoàn thiện hệ thống giao thông nội xã và là tiêu chí trong xây dựng NTM. Nếu khâu giải phóng mặt bằng chậm tiến độ ảnh hưởng chung đến dự án, nhà đầu tư sẽ rút vốn. Là xã nghèo nên sản xuất cơ bản thuần nông, điều kiện nhân dân còn khó khăn, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã không nhiều. Nguồn tài chính cho đền bù giải phóng mặt bằng là bài toán khó đối với Đảng ủy, chính quyền xã Hương Nhượng
Ban Thường vụ Đảng ủy họp cho ý kiến chỉ đạo có ba phương án được đưa ra: một là đền bù thỏa đáng cho dân, đây là phương án dễ thực hiện song không dễ tìm nguồn ngân sách chi trả; hai là đề nghị nhân dân cho ứng mặt bằng để sớm bàn giao cho đơn vị thi công, đền bù sẽ thực hiện sau; phương án ba là vận động nhân dân hiến đất để xây dựng đường, đây là phương án được cho là khó nhất. Xã thành lập ban đền bù giải phóng mặt bằng do đồng chí Chủ tịch UBND xa làm Trưởng ban.
Rút kinh nghiệm từ các đợt giải phóng mặt bằng xây dựng đường dây 500 KV, đường liên huyện từ thị trấn Vụ Bản đi Tân Lạc đi qua địa bàn xã. Ngoài các bước thủ tục, quy trình theo quy định của luật pháp như: cử cán bộ chuyên môn cùng các chủ hộ đi đo dạc diện tích đất phải thu hồi và các loại cây trồng trên đất của các hộ dân, công khai, niêm yết số diện tích, đơn giá đền bù đất theo quy định của pháp luật, số tiền phải đền bù của từng diện tích tại trụ sở của xóm, giải thích mọi thắc mắc của người dân liên quan đến quyền lợi, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đất bị thu hồi sử dụng vì lợi ích công cộng Song song với đó, các thành viên trong ban đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với từng chủ hộ có đất trên con đường sắp qua, nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của con đường sắp mở và những ích lợi của nó mang lại cho xã. Dần các chủ hộ cũng đã hiểu ra, chính họ lại về giải thích cho các gia đình mình cùng hiểu, họ quyết định hiến đất cho xã làm đường.
Ông Bùi Văn Trịnh là đảng viên chi bộ xóm Bưng, là chủ hộ có diện tích đất sổ đỏ phải thu hồi hơn 40 m2 cùng số cây sắp được thu hoạch, có giá trị đền bù gần 4,5 triệu đồng đã phát biểu: “Đất đai, cây hoa lợi trên đất là tài sản hợp pháp của gia đình tôi, nay xã thu hồi đất để làm đường cho mọi người cùng đi để xe ô tô có thể vào tận rừng để chuyên chở sản phẩm đi bán, tôi nhất trí hiến đất, không lấy tiền đền bù để xã thuận lợi trong giải phóng mặt bằng, con đường được mở nhanh hơn. Các cán bộ, dảng viên như các hộ: Bùi Văn Biền có diện tích đất phải thu hồi qua 2 vườn rừng lên tới hơn 250 m2, số tiền đền bù hơn 7 triệu đồng. Đảng viên Bùi Mạnh Hùng có diện tích đất thu hồi hơn 180 m2. Đảng viên Quách Văn Tiến có hơn 260 m2 đất đều hiến đất cho xã. Câu nói của ông Trịnh và việc nêu gương của các đảng viên có sức lan tỏa mạnh mẽ, các hộ dân khác như hộ ông: Quách Văn Thu có diện tích đất thu hồi hơn 280 m2 và các hộ khác đều noi theo nhất trí hiến đất làm đường. Kết quả, cả 10 hộ gia đình phải thu hồi đất đều hiến đất cho xã với số diện tích hơn 1.300 m2 với tổng số tiền đền bù gần 40 triệu đồng.
Bước đấu của dự án mở đường giao thông nông thôn ở Hương Nhượng là khâu giải phóng mặt bằng đã xuôi, tin chắc rằng con đường sắp mở được thi công đúng tiến độ quy định, trong tương lai không xa nhân dân xã Hương Nhượng có thêm con đường giao thông mới góp phần củng cố hạ tầng cơ sở thiết yếu để đẩy mạnh sản xuất, thông thương hàng hóa, góp phần xây dựng NTM, đi lên giàu có.
Bùi Huy Vọng
(Xóm Bưng, xã Hương Nhượng, Lạc Sơn)
(HBĐT) - Công ty Syngenta Việt Nam và Công ty BVTV An Giang phối hợp với UBND xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi vừa tổ chức chương trình “Ngày hội xuống giống vụ xuân năm 2014”. Tham dự có lãnh đạo Chi cục BTVT, Trung tâm Khuyến nông và khoảng gần 500 đại biểu là cán bộ các phòng, ban cùng bà con nông dân 11 huyện, thành phố của tỉnh.
(HBĐT) - Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, thị trường hàng hóa sôi động với nguồn cung phong phú, dồi dào, nhu cầu mua sắm tăng cao. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thêm những lo toan bởi ngay ở thời điểm này, nhiều mặt hàng đã ồ ạt tăng giá.
(HBĐT) - Năm 2013, thu NSNN trên địa bàn huyện Cao Phong đạt 17.173 triệu đồng, bằng 136,3% dự toán HĐND huyện giao, 177% dự toán UBND tỉnh giao, trong đó, thu trong cân đối đạt 15.409 triệu đồng, thu quản lý qua ngân sách 1.764 triệu đồng.
(HBĐT) - Đồng chí Quách Đình Hạnh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi cho biết: Sau khi chia tách, Kim Bôi hiện có 28 xã, thị trấn, trong đó có 17 xã đặc biệt khó khăn. Kinh tế chậm phát triển, sản xuất còn nhỏ lẻ, có nhiều sản phẩm, vùng sản xuất hàng hóa. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của huyện trên 13.000 hộ, chiếm 59,79%. Xóa đói - giảm nghèo, cải thiện dân sinh là nhiệm quan trọng hàng đầu của Đảng bộ và các cấp chính quyền huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Xác định lĩnh vực thương mại - dịch vụ là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, năm 2013, thành phố Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thương mại dịch vụ nhiều thành phần từ nội thành đến khu vực nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại, dịch vụ, thực hiện đa dạng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng... Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn ước đạt 3.236,5 tỷ đồng, tăng 24,47% so với năm 2012, đạt 101,77% kế hoạch. Trong đó, khối doanh nghiệp ước đạt 1.471,3 tỷ đồng, tăng 23,69% so với năm 2012; khối hộ kinh doanh ước đạt 1.765,2 tỷ đồng, tăng 25,13% so với năm 2012.
(HBĐT) - Năm 2013 là năm có nhiều thử thách đối với hoạt động SX-KD của doanh nghiệp và người dân. Nhìn tổng thể bức tranh công nghiệp của tỉnh vẫn có những bước phát triển đáng khích lệ.