Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã đẩy mạnh lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng hoá các ngành nghề trong lao động nông thôn, qua đó giúp 100% xã trong huyện đạt tiêu chí về lao động có việc làm thường xuyên. Ảnh: Một cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng của người dân xã Lạc Long.

Những năm qua, huyện Lạc Thủy đã đẩy mạnh lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng hoá các ngành nghề trong lao động nông thôn, qua đó giúp 100% xã trong huyện đạt tiêu chí về lao động có việc làm thường xuyên. Ảnh: Một cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng của người dân xã Lạc Long.

(HBĐT) - Năm 2010, huyện Lạc Thuỷ mới có 4 xã đạt từ 5-8 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), có tới 9 xã chỉ đạt từ 0-4 tiêu chí. Tuy nhiên, sau 3 năm, những con số về tiêu chí XDNTM trên địa bàn đã có sự thay đổi đáng ghi nhận. ước tính đến hết năm 2013, huyện không còn xã nào đạt dưới 6 tiêu chí, có 1 xã đạt được 14 tiêu chí. Kết quả này đã phản ánh rõ sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền trong công tác lãnh đạo, điều hành và sự đồng thuận của nhân dân đối với một chủ trương sát đúng, hợp với lòng dân.

 

Theo Phó Bí thư TT Huyện ủy Bùi Văn Trường, để chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM nhanh chóng đi vào cuộc sống, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, Huyện ủy Lạc Thủy đã sớm ban hành NQ chuyên đề về XDNTM giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; tập trung chỉ đạo thành lập BCĐ cấp huyện, xã, Ban quản lý XDNTM cấp xã và chỉ đạo Đảng ủy các xã ban hành NQ chuyên đề của cấp mình cũng như quan tâm xây dựng kế hoạch, lập đồ án, xây dựng đề án, thành lập ban giám sát cộng đồng, ban phát triển nông thôn. Đồng thời, huyện đã phát động phong trào thi đua sâu rộng “Huyện Lạc Thủy chung sức XDNTM” gắn liền với thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” và các phong trào thi đua khác...

 

Với quan điểm mọi công việc được thực hiện tốt nếu nhận thức và tư tưởng của cán bộ, nhân dân được thông suốt. Do vậy, trên cơ sở nội dung NQ, các cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước về XDNTM. Toàn huyện đã xây dựng được gần 30 panô, 175 băng rôn, khẩu hiệu, triển khai 215 văn bản, tổ chức 295 hội nghị tuyên truyền về XDNTM cho 14.750 lượt người. Ngoài ra, BCĐ của huyện đã cấp cho cơ sở 735 cuốn sổ tay, 620 bộ tài liệu và 2.170 tờ rơi và tổ chức 57 lớp tập huấn cho trên 2.900 lượt người tham gia về năng lực chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện chương trình XDNTM. Chính từ coi trọng công tác tuyên truyền đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của nhân dân với vai trò là chủ thể. Theo đó, chương trình đã nhận được ủng hộ, đồng thuận của nhân dân bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Trong 3 năm (2011 - 2013), nhiều hộ gia đình ở Lạc Thủy đã hiến được 16,3 ha đất giúp địa phương có mặt bằng xây dựng các công trình. Nhiều gia đình cũng tự nguyện hiến tài sản trên đất trị giá trên 1.082 triệu đồng, đóng góp trên 10.800 ngày công lao động. Ngoài ra cũng có không ít hộ gia đình đã tự nguyện ứng mặt bằng để tạo điều kiện xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội...

 

Đặc biệt, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy đã tăng cường lãnh đạo, điều hành việc huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, đa dạng hoá các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện, trong đó, ưu tiên nguồn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn để chỉ đạo xây dựng NTM theo quy hoạch. Huyện cũng thực hiện cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào địa bàn. Nhờ vậy, 3 năm qua, với sự nỗ lực của các cấp, ngành, tổng đầu tư toàn xã hội vào địa bàn đạt 1.594 tỷ đồng, chia ra, nguồn vốn huy động trực tiếp từ chương trình 7.505 triệu đồng, vốn lồng ghép 523.047 triệu đồng, vốn tín dụng 217.391 triệu đồng, vốn doanh nghiệp 1.913 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp 378.209 triệu đồng và vốn khác 465.935 triệu đồng... Trong đó, huyện  quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn được 224 công trình với tổng số vốn 613 tỷ đồng và từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp của chương trình XDNTM 3.050 tỷ đồng đã thực hiện xây dựng 10 công trình. Phần lớn là đẩy mạnh xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, dân sinh, ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật như hệ thống kênh mương, thuỷ lợi, điện sinh hoạt, trường học... Nhờ đó, đến nay, huyện Lạc Thuỷ đã có 107 km đường trục xã, liên xã được cứng hóa, có 110,8 km kênh mương được cứng hóa, 100% thôn, xóm với 99% hộ gia đình được sử dụng điện lưới, có 78,2% phòng học được kiên cố hoá, 88,7% thôn, xóm có NVH, 67,12% hộ dân có nhà ở nông thôn đạt tiêu chí của Bộ Xây dựng...

 

Bên cạnh đó, nhằm giúp cơ sở từng bước đạt những tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy đã tăng cường chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa và coi trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Hiện tại, huyện đang đẩy mạnh thực hiện các dự án phát triển kinh tế trang trại, trồng cam chất lượng cao; đề án phát triển TTCN, đào tạo nghề, phát triển du lịch - dịch vụ... Nhờ vậy đã góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển KT - XH trên địa bàn. Năm 2013, thu nhập bình quân ước đạt 21,6 triệu đồng/năm (tăng 2,2 lần so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo dự kiến giảm còn 15,35%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ở khu vực nông thôn đạt 91,9%...

 

Theo BCĐ của huyện, sau 3 năm tập trung nguồn lực XDNTM, ước đến hết năm nay, huyện Lạc Thủy sẽ có 12 xã đạt từ 9 - 14 tiêu chí, trong đó, 1 xã đạt 14 tiêu chí, 2 xã đạt 13 tiêu chí, 1 xã đạt 12 tiêu chí, 2 xã đạt 11 tiêu chí... Đáng chú ý là huyện đã có 100% xã đạt các tiêu chí về điện, giáo dục, thu nhập bình quân, lao động có việc làm thường xuyên, hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh, ANTTXH vững mạnh. 3 tiêu chí chưa có xã nào đạt được là tiêu chí về môi trường, giao thông và cơ sở vật chất văn hóa.

 

 

                                                                               Hoàng Nga

 

 

 

Các tin khác

Nông dân xóm Chóng, xã Yên Lạc (Yên Thủy) chăm sóc diện tích ớt trong mô hình.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hội chợ thương mại huyện Kim Bôi năm 2014

(HBĐT) - Từ ngày 3 – 10/1, Trung tâm XTTM và UBND huyện Kim Bôi đã phối hợp tổ chức hội chợ thương mại năm 2014 tại sân vận động huyện với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp trong nước trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hoá.

Xã Hương Nhượng (Lạc Sơn): Người dân hiến đất làm đường giao thông

(HBĐT) - Tháng 11/2013, được sự đầu tư của dự án giảm nghèo giai đoạn II do huyện Lạc Sơn làm chủ đầu tư, xã Hương Nhượng quyết định nâng cấp con đường mòn nối hai vùng phía trong và phía ngoài của xã thành con đường rộng. Đường liên xóm nối từ xóm Biu phía trong ra xóm Bưng phía ngoài nối hai con đường liên xã xuôi dãy Trường Sơn và con đường xuôi dọc sông Bưởi nhằm tăng cường liên kết các KDC trong xã.

Ban quản lý các khu công nghiệp triển khai nhiệm vụ năm 2014

(HBĐT) - Sáng 3/1, Ban quản lý các KCN đã tổ chức tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014. Tới dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Kiểm tra tình hình phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 3/1, Đoàn công tác Sở NN & PTNT đã kiểm tra tình hình phòng – chống đói, rét cho đàn gia súc tại huyện Mai Châu.

Vốn chính sách ở thành phố Hòa Bình: Điểm tựa giúp nông dân giảm nghèo

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình có 15 xã, phường (gồm 8 xã, 7 phường). Trong 10 năm lại đây, từ năm 2003 - 2013, tốc độ phát triển kinh tế của TP luôn ở mức cao, từ 13-14%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm. Có được kết quả đó một phần nhờ kênh tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu của thành phố, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Ghi trên tuyến đường Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Những ngày đầu năm 2014, chúng tôi có dịp trở lại con đường mang tên Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe với vận tốc 40 km/giờ, không quá nhanh cũng không quá chậm đủ để chúng tôi hút vào tầm mắt những màu xanh cây trái và những hình ảnh sống động là cuộc sống hối hả của người dân với việc sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ. Dọc tuyến đường gần 70 km mà chúng tôi đã đi qua, điểm đầu là từ đường Láng- Hòa Lạc và điểm cuối là huyện Lạc Sơn, không thể đếm nổi có bao nhiêu nhà hàng, khách sạn, điểm thu mua nông sản, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ… mọc lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục