Người dân thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy qua cầu sang cánh đồng Tam Sơn để sản xuất.
(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy vào một ngày đầu năm. Hơn 1 năm trước, người dân nơi đây còn phải gồng mình đi qua cây cầu cũ nát đầy mối nguy hiểm với bao hiểm nguy rình rập. Từ ngày cây cầu do nhân dân đóng góp được hoàn thành đã nối đôi bờ vui. Người dân thôn Vai giờ ai ai cũng thấy vui và chung tay bảo vệ, gìn giữ cây cầu.
Ông Trần Quang Tuy, chi hội trưởng chi hội CCB thôn Vai chỉ tay hướng về phía cánh đồng Tam Sơn của thôn cho biết: Với diện tích hơn 25 ha, trong đó có 23 ha lúa một năm thu hoạch được khoảng 120 tấn, chưa kể sản lượng của hoa màu như: bí, dưa lê nên nguồn lợi kinh tế của toàn thôn chủ yếu nằm trong cánh đồng này. Do đó, cây cầu của thôn bắc ngang qua sông Thanh Hà mỗi năm “oằn mình” để “gánh” hàng trăm tấn nông sản của người dân trong vùng. Ngay từ những năm trước tại đây, cây cầu chỉ là mấy cây tre bắc tạm qua sông. Sau đó, mọi người cũng đóng góp làm được cây cầu tạm nhỏ nhỏ để đi bộ sang trồng trọt bên cánh đồng của thôn. Mỗi lần mùa lũ về, nước lên tới tận mép cầu, có lúc còn tràn qua cầu, bà con đi lại hết sức khó khăn. Nước chảy xiết khiến cho cầu càng thêm lắc lư rất nguy hiểm. Không những thế, khi mùa mưa đến, nước lên cao, người dân lo lắng gấp rút vận chuyển từng bao tải nông sản từ trong cánh đồng về nhà nên mất rất nhiều thời gian và nhân lực. Anh Nguyễn Văn Hải là hộ trục tiếp sản xuất tại cánh đồng Tam Sơn này tâm sự: Gia đình tôi có gần 1 ha đất để sản xuất nông nghiệp (trong đó, chủ yếu là trồng dưa lê), những năm trước đây, mỗi lần thu hoạch, tôi phải đóng sản phẩm vào bao tải sau đó mới vác từng bao đi qua sông, mặc dù khó khăn nhưng vẫn phải khắc phục vì không chỉ riêng gia đình tôi, những người dân sản xuất nông nghiệp ở trong đây vẫn phải làm như vậy. Giờ cây cầu này hoàn thành, tôi vui lắm. Mặc dù đây chỉ là cây cầu tạm bắc qua sông nhưng bây giờ chúng tôi có thể đi lại vận chuyển hàng hóa bằng xe máy, do đó, việc hoàn thành cây cầu này có một ý nghĩa lớn đối với bà con trong thôn. Từ đây, bà con sẽ yên tâm hơn trong lao động, sản xuất và việc đi lại của con em họ cũng sẽ an toàn hơn.
Qua trao đổi với ông Trần Quang Tuy, chi hội trưởng chi hội CCB thôn Vai được biết: thôn Vai hiện có 234 hộ dân với trên 900 nhân khẩu, kinh tế của người dân ở đây chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để cấy lúa, trồng trọt phải đi qua sông nhưng trước đây cây cầu này chỉ sử dụng được trong mùa khô, vào mùa mưa, mỗi lần nước lên cao là lại bị hỏng hoặc cuốn trôi. Hai, ba ngày sau khi nước rút, bà con lại vận động nhau sửa chữa lại cầu. Trước những khó khăn như vậy, tháng 10/2012, chi hội CCB đã vận động nhân dân trong thôn đóng góp vật liệu như: bương, tre, gỗ… để làm cầu bắc qua sông, đối với các CCB của chi hội ngoài ủng hộ vật liệu còn tham gia đóng góp 20 ngày công làm cầu. Sau gần 1 tháng triển khai thực hiện với sự giúp đỡ của chính quyền cùng với những nỗ lực của chi hội CCB, bà con nhân dân trong thôn, cây cầu có chiều dài gần 70 m, rộng 1,8 m có tổng trị giá trên 8 triệu đồng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mặc dù đây chỉ là chiếc cầu tạm nhưng từ ngày được sự ủng hộ của nhân dân và chi hội CCB, cầu mới đưa vào sử dụng đến nay, người dân trong thôn đi lại rất thuận tiện. Nhân dân trong thôn rất yêu quý cây cầu và thay nhau gìn giữ để cầu không bị hư hỏng.
Có thể nói cây cầu nối đôi bờ sông Thanh Hà ở thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy đã phần nào mang lại hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của nhiều người dân thôn bởi với đặc điểm địa hình bị chia cắt, đây là phương tiện khá hữu dụng trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng, thế mạnh. Tuy nhiên, theo quan sát bằng trực quan có thể nhìn thấy hàng ngày, chiếc cầu tạm đang oằn mình “cáng” hàng trăm lượt người, xe cộ qua lại… và đây có thể là tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy. Vì thế, mong muốn có được một chiếc cầu mới đảm bảo an toàn luôn là mong muốn chung của những người dân nơi đây.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Ngày 25/3, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) đã tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Thí điểm vận hành bảo trì cộng đồng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã 135”. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành cùng cán bộ dự án thuộc 3 huyện Kim Bôi, Lạc Sơn và huyện Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Trở lại xóm Tân Sơn (xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc) sau lần đến cách đây gần 7 năm, nay thấy miền quê này có nhiều điều đổi thay đáng mừng. Trên đồng bãi dưới chân đồi Hang Ản, xen lẫn những vườn ngô là những vườn bưởi Diễn, thanh long đỏ. Ngồi cùng xe máy với trưởng thôn Đinh Công Hà đi dọc xóm, cảm nhận được một cuộc sống thanh bình yên ả của miền sơn cước. Trên con đường bê tông (toàn xóm có khoảng 5 km, hầu hết đều dẫn đến các gia đình bằng các nhánh), những đàn bò đủng đỉnh bước vào ngày chăn thả mới. Không giấu nổi niềm vui, bác Trưởng thôn chia sẻ: Năm 2013, với những nỗ lực từ nhiều phía, nhất là sức mạnh nội lực của các gia đình và cộng đồng, Tân Sơn đã được tỉnh tặng cờ cho khối các thôn, xóm có thành tích cho phong trào thi đua xây dựng NTM…
(HBĐT) - Hình thành các vùng sản xuất cam an toàn với quy mô ngày càng lớn, từng bước đưa nghề sản xuất cam tại các vùng quy hoạch trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động... Đó là những kết quả quan trọng mà ngành NN&PTNT dự kiến sẽ đạt được khi thực hiện thành công việc phát triển sản xuất cam an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Đến hết tháng 2/2014, Chi nhánh NHCSXH tỉnh được phân bổ nguồn vốn tăng trưởng 55 tỉ đồng, trong đó vốn cho chương trình tín dụng NS&VSMT nông thôn 15 tỉ đồng và 55 tỉ đồng cho chương trình tín dụng hộ cận nghèo. Nguồn vốn trên đã được phân bổ đến các cơ sở và tích cực chỉ đạo bình xét, giải ngân đưa nhanh vốn vào sản xuất.
(HBĐT) - Theo Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 giảm 0,24% so với tháng trước, tăng 2,21% so với cùng kỳ năm 2013. Ba nhóm hàng hóa có tác động làm giảm chỉ số giá tiêu dùng tháng này, gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,52%; nhà ở - điện – nước – chất đốt và VLXD giảm 1,52%; giao thông giảm 0,07%. Các nhóm hàng hóa còn lại có chỉ số giá ổn định, nhu cầu mua sắm của người dân tập trung vào các mặt hàng thiết yếu.
(HBĐT) - Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế và phát huy nguồn lực để phát triển KT-XH, từng bước nâng cao đời sống người dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt bình quân trên 10%/năm. Những chuyển biến về tư duy phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi đã thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất xây dựng NTM.