Dự án may của Công ty GGS tại KCN bờ trái sông Đà (TPHB) đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
(HBĐT) - Năm 2013, kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, công tác thu hút đầu tư tại các KCN của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến khả quan. Tỉnh tiếp nhận các dự án hàng triệu USD, như dự án 20 triệu USD sản xuất máy ảnh dùng cho điện thoại HNT, dự án may GGS. Nhiều dự án đi được cấp phép, sau quá trình triển khai bảo đảm tiến độ và đi vào hoạt động như dự án may mặc Esquel 25 triệu USD, dự án Nissin sản xuất linh kiện xe máy, ô tô 75 triệu USD...
Các KCN của tỉnh có 62 dự án đầu tư, gồm 15 dự án FDI (chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản) với số vốn đăng ký 356,34 triệu USD và 47 dự án trong nước với vốn đăng ký trên 7.500 tỷ đồng. Số dự án đi vào hoạt động chiếm khá cáo với 33 dự án. Doanh thu, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách của các DN tăng trưởng khá mạnh hàng năm, giải quyết việc làm cho 6.143 lao động, trong đó, hơn 90% là người địa phương. Các dự án chủ yếu của DN Hàn Quốc và Nhật Bản đang tạo sự lan tỏa về môi trường đầu tư hấp dẫn của tỉnh.
Đây là hiệu quả của công tác thu hút đầu tư của tỉnh. Trong đó, công tác xúc tiến đầu tư “tại chỗ” hay hoạt động chăm sóc, hỗ trợ các dự án đầu tư sau cấp phép, nhất là đối với các DN nước ngoài đang được thực hiện hiệu quả tại tỉnh ta. Theo đồng chí Trần Văn Phúc, Trưởng BQL các KCN tỉnh, các chương trình, hội nghị xúc tiến đầu tư tại các quốc gia, vùng lãnh thổ được lên kế hoạch cụ thể, khá bài bản với nhiều chương trình đối thoại hợp tác, ký kết biên bản ghi nhớ, mang sắc thái chính trị cũng đem lại những kết quả nhất định. Việc xúc tiến đầu tư tại chỗ, chăm sóc các dự án sau cấp phép có vai trò hết sức quan trọng trong thu hút đầu tư, nhất là đối với đặc thù của tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn để thực hiện các hoạt động quảng bá, kêu gọi đầu tư. Việc quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư sẽ hiệu quả hơn và thực chất hơn khi lấy hiệu quả hỗ trợ, chăm sóc DN sau đầu tư làm thước đo về môi trường đầu tư, là cách hữu hiệu để thu hút các DN đến đầu tư. Thực tế ở tỉnh ta hãy chuẩn bị nguồn đất sạch, thật tốt với hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho DN làm các thủ tục đầu tư xây dựng, tài nguyên môi trường, cung ứng nguồn lao động như KCN Lương Sơn chắc chắn sẽ lấp đầy trong thời gian ngắn. Đó là cách hữu hiệu để tạo niềm tin của các DN khi đến đầu tư vào địa bàn. Thời gian qua, BQL các KCN tích cực chăm sóc các dự án sau cấp phép. Công ty may Hàn Quốc GGS được hỗ trợ tối đa thực hiện khởi công và đầu tư xây dựng tại KCN bờ trái sông Đà. Công ty GGS DN may Hàn Quốc được cấp giấy CNĐT sau đúng 3 ngày. Sau 5 tháng từ 10/2013 - 3/2014 đã chính thức đi vào hoạt động tại KCN bờ trái sông Đà. Dự kiến đến trung tuần tháng 4 sẽ có lô hàng đầu tiên 11.000 sản phẩm. Đối với dự án sản xuất máy ảnh dùng cho điện thoại HNT ViNa của Hàn Quốc tổng mức đầu tư 420 tỷ đồng quy mô 120 triệu sản phẩm tại KCN Lương Sơn cũng được tạo điều kiện thuận lợi khởi công sau đúng 1 ngày được cấp phép... Dự kiến khi đi vào hoạt động ổn định sẽ giải quyết việc làm cho 600 lao động, nộp ngân sách 10,9 tỷ đồng/năm.
Theo đồng chí Trần Văn Phúc, Trưởng BQL các KCN tỉnh, bản thân các DN nói về môi trường đầu tư khi họ đã trải nghiệm sẽ hiệu quả hơn nhiều các chương trình xúc tiến đầu tư khác. Cùng với các chương trình xúc tiến, BQL các KCN tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001- 2008, tập trung rà soát các thủ tục hành chính, cung cấp, hỗ trợ kịp thời thông tin cũng như các thủ tục tháo gỡ khó khăn cho DN giải quyết các hồ sơ, thủ tục nhanh gọn và đúng quy định. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, BQL đang khẩn trương rà soát, triển khai các kế hoạch thu hút các DN tham gia đầu tư hạ tầng các KCN theo quy hoạch, thực hiện đầu tư bước đầu hạ tầng KCN Mông Hóa để chuẩn bị nguồn đất thương phẩm để thu hút các DN đến đầu tư.
Lê Chung
(HBĐT) - Tân Thành là xã ĐBKK của huyện Lương Sơn, địa hình chủ yếu là đồi núi đá với diện tích đất nông lâm nghiệp là 644,95 ha, trong đó đất cấy lúa 274,339 ha, đất trồng rừng 321,071 ha, đất trồng màu 49,54 ha còn lại là núi đá vôi, đồi trọc. Xã có 1.605 hộ với 6.051 khẩu sinh sống ở 11 xóm.
(HBĐT) - Tính đến đầu năm 2014, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã hoàn thành được 12 tiêu chí về xây dựng NTM. Trong đó có nhiều tiêu chí quan trọng như: văn hóa, nhà ở, tỷ lệ hộ nghèo, y tế, hệ thống chính trị, an ninh trật tự, giáo dục, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên...
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa cho ý kiến chỉ đạo về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, xét đề nghị của Bộ TN&MT tại Công văn số 5296 về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý UBND tỉnh Hòa Bình quyết định chuyển mục đích sử dụng 200,34 ha đất trồng lúa để thực hiện 61 dự án, công trình trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, đến nay, toàn tỉnh có 2.013 ha không cấy được lúa trong vụ chiêm - xuân 2014 đã được các địa phương chuyển đổi sang các cây trồng khác, tập trung tại các huyện: Tân Lạc (1.412 ha), Lạc Sơn (400 ha), Cao Phong (120 ha), Mai Châu (66 ha)... Các loại cây được trồng thay thế cho cây lúa chủ yếu là mía (1.258 ha), ngô (503 ha), rau (190 ha), còn lại là lạc, bí xanh, dưa hấu...
(HBĐT) - Năm 2014, huyện Yên Thủy được giao chỉ tiêu trồng mới 650 ha rừng, trong đó 100 ha rừng phòng hộ và 550 ha rừng sản xuất; bảo vệ rừng 7.345 ha.
(HBĐT) - Có 2 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia NTM được ngành Công thương phối hợp thực hiện là tiêu chí số 4 và tiêu chí số 7. Theo đồng chí Đinh Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương, xây dựng NTM là chương trình lớn, mang tính tổng thể trong phát triển KT-XH của cả nước nói chung và của tỉnh ta nói riêng. Theo Quyết định số 1864/QĐ-UBND ngày 26/10/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, ngành được giao phối hợp thực hiện phát triển hạ tầng lưới điện và chợ nông thôn theo tiêu chí xây dựng NTM trên địa bàn.