Mô hình trồng cây lặc lày hữu cơ của bà Bùi Thị Nguyệt, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn).

Mô hình trồng cây lặc lày hữu cơ của bà Bùi Thị Nguyệt, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn).

(HBĐT) - Đến thăm mô hình trồng cây lặc lày hữu cơ của bà Bùi Thị Nguyệt, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn), chúng tôi được chứng kiến cách ươm trồng cây lặc lày khi mới nảy mầm. Vừa xới đất để ươm cây, bà vừa cho biết: Trồng lặc lày có giá trị kinh tế cao hơn gấp 4 - 5 lần so với cây lúa, song giá cả lại bấp bênh, đầu ra không ổn định. Vào đầu mùa, lặc lày thu hoạch có thể bán được 20.000 đồng/kg nhưng giữa mùa có khi xuống 1.000 đồng/kg. Sự bấp bênh của giá cả khiến các hộ dân trồng cây lặc lày hữu cơ nơi đây lo lắng. Chính vì thế, khi có chủ trương xây dựng thương hiệu riêng cho quả lặc lày, nhiều hộ dân đã thể hiện sự đồng tình, ủng hộ, đặc biệt là những hộ dân trồng loại cây này.

 

Huyện Lương Sơn có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với loại cây lặc lày. Hợp đất, nước, lặc lày cho quả có vị ngọt mát tự nhiên, không dùng chất kích thích nên bảo đảm an toàn. Chính vì thế, cây lặc lày được đánh giá là thế mạnh của Lương Sơn, thu hút nhiều hộ dân tham gia trồng. Hiện nay, toàn huyện có 60 ha cây lặc lày hữu cơ và đang mở rộng ra nhiều xã trên địa bàn huyện.

 

Nhận thấy những tiềm năng lớn của quả lặc lày, Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã tổ chức giới thiệu quả lặc lày đến các khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể đối với quả lặc lày hữu cơ Lương Sơn để sản phẩm nhanh chóng có thương hiệu, lô gô và tung ra thị trường với tư cách là sản phẩm đã được đăng ký sở hữu trí tuệ.

 

Quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm lặc lày hữu cơ Lương Sơn đã được thực hiện hoàn tất và đang trong giai đoạn chờ cấp phép. Đồng chí Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Sau khi nhận nhiệm vụ từ UBND huyện về việc đăng ký nhãn hiệu tập thể cho quả lặc hữu cơ, được hướng dẫn và giúp đỡ từ phía Sở KH&CN về mặt thủ tục và kế hoạch, sau đó làm đơn đại diện cho tập thể đề nghị xây dựng thương hiệu lặc lày hữu cơ của huyện từ tháng 12/2013, đến nay đã nhận được sự phản hồi để bắt đầu thực hiện vào năm 2014. Bên cạnh đó, Hội tổ chức cho các hộ nông dân đi thăm quan, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trồng lặc  lày hữu cơ tại các địa phương đã có những mô hình điển hình. Trên cơ sở đó, nhân rộng mô hình ra toàn huyện với mong muốn tạo dựng một thương hiệu riêng cho lặc lày hữu cơ Lương Sơn.

 

Để sản phẩm lặc lày hữu cơ Lương Sơn phát triển ổn định và lâu dài, đồng chí Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Trong thời gian tới, huyện sẽ gắn cây lặc lày với quy hoạch ngành để có sự phát triển quy mô theo hướng hàng hóa, đặc biệt gắn với QLNN trong sản phẩm nông nghiệp nói chung, trong đó có sản phẩm rau hữu cơ của huyện Lương Sơn nói riêng và cả cây lặc lày.

 

 

                                                                                    Thu Thảo

                                                                        (Sinh viên thực tập)

Các tin khác

Với việc đẩy mạnh dồn điền, đổi thửa, người dân xã Lạc Lương (Yên Thủy) đã tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa giá trị cao.
Dự án may của Công ty GGS tại KCN bờ trái sông Đà (TPHB) đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Nông dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) mở rộng diện tích trồng rau sạch, tăng thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo.
Thường trực HĐND tỉnh và lãnh đạo huyện Kim Bôi thăm mô hình trang trại của gia đình anh Bùi Văn Khằn, xóm Vọ, xã Cuối Hạ.

Trên 63 tỷ đồng hỗ trợ vùng nông thôn giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Triển khai hợp phần ngân sách phát triển xã trong khuôn khổ Dự án giảm nghèo giai đoạn II, có 1.144 tiểu dự án sẽ được thực hiện trong năm 2014 với tổng mức đầu tư trên 63 tỷ đồng phân bổ tại 5 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc.

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác công thương quý II

(HBĐT) - Sở Công thương vừa tổ chức hội nghị giao ban đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai công tác trọng tâm quý II.

Quy hoạch lại sản xuất để xóa đói, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Tân Thành là xã ĐBKK của huyện Lương Sơn, địa hình chủ yếu là đồi núi đá với diện tích đất nông lâm nghiệp là 644,95 ha, trong đó đất cấy lúa 274,339 ha, đất trồng rừng 321,071 ha, đất trồng màu 49,54 ha còn lại là núi đá vôi, đồi trọc. Xã có 1.605 hộ với 6.051 khẩu sinh sống ở 11 xóm.

Phát huy nội lực của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Tính đến đầu năm 2014, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã hoàn thành được 12 tiêu chí về xây dựng NTM. Trong đó có nhiều tiêu chí quan trọng như: văn hóa, nhà ở, tỷ lệ hộ nghèo, y tế, hệ thống chính trị, an ninh trật tự, giáo dục, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên...

Chuyển mục đích sử dụng 200,34 ha đất trồng lúa để thực hiện 61 dự án, công trình

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa cho ý kiến chỉ đạo về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, xét đề nghị của Bộ TN&MT tại Công văn số 5296 về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý UBND tỉnh Hòa Bình quyết định chuyển mục đích sử dụng 200,34 ha đất trồng lúa để thực hiện 61 dự án, công trình trên địa bàn tỉnh.

Trên 2.000 ha lúa chiêm - xuân 2014 được chuyển đổi sang cây trồng khác

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, đến nay, toàn tỉnh có 2.013 ha không cấy được lúa trong vụ chiêm - xuân 2014 đã được các địa phương chuyển đổi sang các cây trồng khác, tập trung tại các huyện: Tân Lạc (1.412 ha), Lạc Sơn (400 ha), Cao Phong (120 ha), Mai Châu (66 ha)... Các loại cây được trồng thay thế cho cây lúa chủ yếu là mía (1.258 ha), ngô (503 ha), rau (190 ha), còn lại là lạc, bí xanh, dưa hấu...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục