Thực hiện đề án đầu tư, hỗ trợ, các xóm ĐBKK của tỉnh sẽ được hỗ trợ phát triển sản xuất với mức hỗ trợ bình quân 75 triệu đồng/xóm/năm. Ảnh: người dân thôn Láo - thôn ĐBKK của xã Phú Vinh (Tân Lạc) giúp nhau ngày công, đưa giống ngô mới vào sản xuất.
(HBĐT) - Tháng 1/2014, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh. Theo đó, 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của 28 xã ở 8 huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình sẽ nhận được sự hỗ trợ thiết thực nhằm đảm bảo những điều kiện cần thiết để từng bước vượt qua đói nghèo.
Hiện nay, toàn tỉnh có 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn sống gần như biệt lập với các thôn, bản khác trong xã do chưa có đường ô tô tới xóm, chưa có điện lưới quốc gia. Các thôn, bản này ít có cơ hội hưởng thụ các dịch vụ công và hạn chế trong các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Đây là những thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh. Cụ thể, các huyện: Đà Bắc 7 thôn, Tân Lạc 8 thôn, Mai Châu 5 thôn, Lạc Thủy 4 thôn, Yên Thủy 2 thôn, Lạc Sơn 6 thôn, Lương Sơn 2 thôn, Kim Bôi 1 thôn và thành phố Hòa Bình 1 thôn.
Xác định việc đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh là thực sự cấp thiết nhằm đảm bảo những điều kiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, bước đầu thay đổi nhận thức, tư duy về phương thức sản xuất và đảm bảo việc thoát nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc tại đây, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh. Mục tiêu tổng quát là tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải thiện và nâng cao một cách bền vững đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc nơi đây. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo tại các thôn, bản này bình quân từ năm 2014 2018 mỗi năm giảm từ 5-6%, các công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển.
Đề án đã đặt ra các mục tiêu cụ thể: về hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, đến hết năm 2018 cơ bản có đường tới các thôn, bản; phấn đấu đến năm 2020 100% thôn, bản có đường giao thông được cứng hóa cho xe cơ giới đến trung tâm; trên 90% thôn, bản có công trình thủy lợi đảm bảo năng lực phục vụ sản xuất cho trên 90% diện tích đất lúa nước; 100% thôn, bản có đủ chi trường, lớp học kiên cố cần thiết đảm bảo điều kiện học tập cho các cháu; 100% thôn, bản có công trình cấp điện lưới với trên 95% số hộ được sử dụng điện an toàn; 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; trên 85% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt từ các nguồn hợp vệ sinh. Về phát triển sản xuất phấn đấu đến 30% diện tích được gieo trồng bằng giống mới tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phấn đấu trên 70% số hộ trong vùng đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 9 triệu đồng/năm vào năm 2015 và trên 15 triệu đồng/năm vào năm 2018. Ngoài ra, các lĩnh vực quan trọng khác như đào tạo nghề, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, thông tin và truyền thông cũng sẽ được tăng cường đầu tư nhằm tạo ra những chuyển biến rõ rệt góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân địa phương.
Đồng chí Bùi Hải Quang, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Việc đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn sẽ được triển khai thông qua ba hình thức. Một là hỗ trợ cho hộ hoặc nhóm hộ về phát triển sản xuất; hai là hỗ trợ cho các hoạt động sự nghiệp văn hóa - xã hội; ba là hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng. Các lĩnh vực dự kiến đầu tư gồm có: giao thông, điện, thủy lợi, phòng học và nhà giáo viên, nhà sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhà ở (lồng ghép), nước sinh hoạt, đào tạo nghề, hỗ trợ hoạt động văn hóa. Tổng nguồn vốn thực hiện đề án khoảng trên 130 tỷ đồng, thời gian thực hiện 5 năm từ 2014 -2018. Với sự đầu tư thiết thực và hiệu quả, đề án được đánh giá sẽ tạo động lực quan trọng giúp các xóm đặc biệt khó khăn của tỉnh từng bước thoát nghèo và hướng tới những giá trị bền vững trong phát triển KT-XH.
Thu Trang
(HBĐT) - Theo Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 so với tháng trước tăng 0,22% do tác động của việc tăng giá các nhóm hàng hóa chủ yếu. Có 6 nhóm hàng hóa tăng giá, bên cạnh đó có 4 nhóm giữ giá ổn định, và 1 nhóm giảm giá.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các chương trình khuyến mại thường xuyên do các DN thương mại thực hiện, hoạt động tổ chức các hội chợ thương mại tại các huyện, thành phố đã “hâm nóng” sức mua của thị trường, mang lại hiệu quả cao trong “kích cầu” tiêu dùng. Các chương trình, hoạt động thường được gắn liền với các dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn.
(HBĐT) - Đồng chí Tô Như Sơn, Đội trưởng Đội QLTT số 10, ủy viên BCĐ 127/ĐP huyện Lương Sơn cho biết: Trên cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, BCĐ 127/ĐP huyện đã thực hiện đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại theo từng chuyên đề cụ thể.
(HBĐT) - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (theo giá thực tế) quý I/2014 của TPHB ước đạt 1.012 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2013, đạt 26,5% kế hoạch năm 2014, trong đó khối hộ cá thể ước đạt 458 tỷ đồng; khối doanh nghiệp ước đạt 554 tỷ đồng.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, cả nước đã hoàn thành cơ bản hệ thống các cơ chế, chính sách. Công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, đội ngũ cán bộ xây dựng NTM đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, nhất là công tác quy hoạch gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, hiện vẫn còn nhiều hạn chế, cần có biện pháp cụ thể để xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.
(HBĐT) - Trong thời gian qua, chương trình xây dựng NTM ở huyện Cao Phong thực sự trở thành phong trào sâu, rộng trong cả hệ thống chính trị và nhân dân. Từ đầu năm 2013, BCĐ xây dựng NTM của huyện đã chỉ đạo các xã rà soát lại kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM; đăng ký các chỉ tiêu phấn đấu; xây dựng kế hoạch chi tiết và các giải pháp thực hiện, trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ: dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, VSMT, làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng... Các đoàn thể, nhân dân đã xây dựng chương trình công tác, tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tích cực hưởng ứng các phong trào xây dựng NTM. Mặt khác, các cơ quan chức năng của huyện đã tăng cường bám sát cơ sở để đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho các xã trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của chương trình.