Người lao động tham gia phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh.

Người lao động tham gia phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh.

(HBĐT) - Là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, kinh tế còn nhiều khó khăn, trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư. Tuy nhiên, số lao động hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn thiếu hụt nhiều kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu.

 

Hiện, trên địa bàn tỉnh có khoảng 55.000 lao động làm việc trong 2.252 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tiền lương trung bình 2,8 triệu đồng /người/tháng. Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng nên một số doanh nghiệp phải giải thể, thu hẹp sản xuất. Tính đến 31/12/2013 chỉ còn 1.351 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 60%, có gần 4.000 lao động mất việc làm và nguy cơ mất việc làm. Trong số 32 doanh nghiệp FDI chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc sản xuất các mặt hàng linh kiện điện tử, may mặc, cơ khí... đã thu hút 6.200 lao động vào làm việc. Qua khảo sát và tiếp xúc với một số chủ doanh nghiệp FDI được đánh giá là người lao động tỉnh ta trẻ, khỏe, thông minh, cần cù, chịu khó, khéo tay yêu cầu của người lao động làm việc ở khu vực này cần phải có một số kỹ năng cần thiết đó là:  kỹ năng tổng quát (kỹ năng mềm, kỹ năng gián tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, thích nghi với tình huống mới), kỹ năng cứng (trình độ nghiệp vụ, tay nghề) và một số kỹ năng khác. Tuy nhiên, hiện nay người lao động đang còn thiếu hụt nhiều kỹ năng đó là: kỹ năng chuyên môn mà lớn nhất là kỹ năng hiểu biết về chất lượng, độ tin cậy, tác phong làm việc đúng giờ, tiếp đến là thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm, hiểu biết và tiếp thu thông tin, thiếu ngoại ngữ, hiểu biết về quản lý tài chính, vi tính, khả năng tạo động lực cho bản thân. Chính vì vậy, người lao động sau khi học xong ở các cơ sở đào tạo vào làm việc trong doanh nghiệp họ còn phải bồi dưỡng thêm một số kỹ năng để người lao động mới có thể làm việc được.

 

Để khắc phục những thiếu hụt về kỹ năng cho người lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn, trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung. Trước hết cần phải xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, tức là đào tạo nghề cần phải gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp, người lao động phải được thực hành tại nơi sau này ra làm việc, muốn vậy doanh nghiệp phải đặt hàng với nhà trường về chiến lược nhân lực phục vụ sản xuất của mình. Hai là các kỹ sư, giám đốc, người lao động có kinh nghiệm tham gia xây dựng giáo trình đào tạo nghề. Các cơ sở đào tạo cần xây dựng khung chương trình, có sự tham gia của các chuyên gia của các doanh nghiệp hoặc các chuyên gia doanh nghiệp có thể bồi dưỡng trực cho học sinh trong các nhà trường thông qua hợp đồng thỉnh giảng để chương trình sát với điều kiện làm việc của người lao động. Ba là kỹ năng nghề nghiệp tổng quát cần được phát triển sớm từ cấp tiểu học trở lên, lâu dài cần đưa một số tiết học để học sinh được tiếp thu và hình dung những kiến thức cơ bản trong các nhà trường, đến khi chuyển lên THPT sẽ phân luồng nghề nghiệp cho các em phát huy khả năng và sở trường của mình sau này. Bốn là kỹ năng lao động phải phù hợp với chiến lược phát triển sau này của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tức là cần phải có chiến lược dự báo thị trường lao động một cách chính xác để có chiến lược quy hoạch đào tạo nghề  theo địa chỉ, tránh mất cân đối cung - cầu lao động, đây là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước và hoạch định chính sách.

 

 

                                                                Nguyễn Thanh Thủy

                                                              (PGĐ Sở LĐ-TB&XH)

                                                           

 

                                                     

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục