Bộ phận “Một cửa” của Cục Thuế tỉnh tiếp nhận và hướng dẫn các tập thể, cá nhân thủ tục hành chính về thuế.
(HBĐT) - Việc quản lý hóa đơn của các DN, tổ chức luôn được ngành Thuế tỉnh thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, song tại địa phương vẫn còn hiện tượng DN thành lập với mục đích mua bán hóa đơn để chiếm đoạt tiền thuế. Trước những hiện tượng này, ngành Thuế đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn...
Trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, ngành Thuế tỉnh đã xử phạt 56 trường hợp vi phạm hành chính về hóa đơn, với số tiền trên 200 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là mất hóa đơn; chưa hoàn thiện thông báo phát hành, nhưng đã sử dụng; không hủy hóa đơn; không nộp báo cáo sử dụng hóa đơn; lập hóa đơn không đúng thứ tự từ nhỏ đến lớn; ghi thiếu các chỉ tiêu trên hóa đơn và không lập bảng kê...
Qua số liệu cho thấy, tính chất, mức độ, quy mô, số lượng các trường hợp vi phạm là rất nhỏ, không nhiều trong số hàng nghìn DN, tổ chức đang hoạt động trên địa bàn có sử dụng hóa đơn. Đây là kết quả do ngành Thuế đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền rộng rãi và hướng dẫn chi tiết đến từng DN, tổ chức sử dụng hóa đơn các quy định về hóa đơn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Cùng với đó, ngành Thuế luôn quản lý chặt chẽ, kiểm tra nghiêm túc việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn của các DN, tổ chức sử dụng...
Mặc dù vậy, khi nền kinh tế đang dần hồi phục, phát triển, số lượng DN thành lập mới trên địa bàn đang tăng lên. Đặc biệt, số lượng các trường hợp vi phạm về hoá đơn đang có chiều hướng gia tăng, với các hành vi, mức độ vi phạm ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Qua nắm bắt thông tin cho thấy, trên địa bàn tỉnh đã có hiện tượng DN thành lập với mục đích mua bán hóa đơn để chiếm đoạt tiền thuế; có DN sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm kê khai khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền thuế. Để ngăn chặn, phòng ngừa và khắc phục hiện tượng này, Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức phân loại DN có rủi ro cao về thuế và tăng cường công tác quản lý thuế đối với các DN có rủi ro cao; trong đó, tập trung vào các trường hợp DN kinh doanh, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản sử dụng hóa đơn của các DN có trụ sở tại các địa phương không có nguồn nguyên vật liệu, sử dụng bảng kê thu mua của người sản xuất hoặc mua bán qua nhiều khâu trung gian; DN kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng không có giấy phép, không có địa điểm sản xuất, khai thác và xuất hóa đơn cho nhiều địa bàn xa; DN kinh doanh thương mại có doanh số lớn không phù hợp với thực tế kinh doanh, mua hàng với giá trị lớn của các DN ngoài quốc doanh trên nhiều địa phương, những mặt hàng trên địa bàn tỉnh sản xuất được không mua nhưng lại mua ở các tỉnh khác, hàng kỳ kê khai không có hoặc âm thuế và lỗ; các DN mới thành lập đăng ký kinh doanh đa ngành nghề nhưng số vốn đăng ký thấp; DN có doanh số bất hợp lý, tăng đột biến, có các giao dịch qua ngân hàng và các hoạt động mua bán đáng ngờ; các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn có doanh số cao, bán nhiều loại mặt hàng, nộp thuế thấp; DN và hộ sử dụng sử dụng hóa đơn với số lượng lớn trong thời gian ngắn và so với kỳ trước.
Đồng thời, các bộ phận chức năng tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý thuế đối với các DN, hộ sử dụng hóa đơn. Trong đó, các đơn vị thường xuyên kiểm tra, xem xét và nắm bắt được trụ sở đăng ký kinh doanh, địa điểm SX-KD và năng lực thực tế SX-KD của DN; thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế theo đúng quy định tại trụ sở cơ quan thuế, kịp thời phát hiện những hóa đơn, những nghiệp vụ mua bán không hợp lý có biểu hiện đáng ngờ. Đẩy mạnh xác minh hóa đơn; thường xuyên tra cứu thông tin các DN có hoạt động mua bán qua kiểm tra hồ sơ khai thuế có nghi ngờ trên Website của Tổng cục Thuế và trên chương trình hỗ trợ kê khai thuế (iHTKK) để xác định tình trạng hoạt động của DN khi cung cấp hóa đơn đầu vào và nhận hóa đơn đầu ra.
Qua kiểm tra, nắm bắt thông tin, phân tích và xác minh hóa đơn nếu thấy DN có dấu hiệu vi phạm các đơn vị cần đề nghị kiểm tra, thanh tra đột xuất để làm rõ. Bộ phận thanh tra, kiểm tra, quản lý ấn chỉ cần tăng cường kiểm tra việc mua và đặt in, sử dụng, báo cáo hóa đơn theo quy định đối với các DN, tổ chức sử dụng.
Văn Hồng Quý
(Cục thuế tỉnh)
(HBĐT) - Đồng chí Hà Thị Tuất, Chủ tịch Hội PN huyện Mai Châu cho biết: Để thực hiện tốt công tác vận động, hỗ trợ PN phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, ngoài tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua “Dân vận khéo”, CVĐ xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”... tại 100% cơ sở hội, các cấp Hội PN trong huyện đã xây dựng các mô hình thực hành tiết kiệm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như: “ống tiền tiết kiệm”, “Nuôi lợn tiết kiệm”...
(HBĐT) - Công cuộc xây dựng NTM nhằm kiến thiết nông thôn để cuộc sống của người dân nông thôn và bộ mặt nông thôn ngày càng giàu đẹp hơn đang là niềm hy vọng của hàng vạn nông dân trong tỉnh. Theo đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, xây dựng NTM là cách làm khoa học, là bước đi hợp lý nhằm thực hiện Nghị quyết của Đảng về “tam nông” có hiệu quả thiết thực hơn. Từ đó thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, giảm khoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn.
(HBĐT) - Xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) có xuất phát điểm thấp về phát triển KT-XH. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã chỉ có 4 tiêu chí đạt về điện, ANTT, chính quyền cơ sở vững mạnh và tỷ lệ hộ nghèo. Sau 3 năm thực hiện xây dựng NTM (2011-2013), xã mới đạt được 9 tiêu chí, là xã đạt số tiêu chí thấp nhất tại TP Hòa Bình. Trong năm 2014, xã phấn đấu đạt thêm 2 tiêu chí về giao thông và trường học, tuy nhiên, việc hoàn thành hai tiêu chí này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào vốn và sự hỗ trợ của Nhà nước.
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua với chủ đề “Nông dân huyện Cao Phong thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi”.
(HBĐT) - Ngày 29/5, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc về tình hình phát triển KT –XH của xã Ngổ Luông (Tân Lạc). Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành: KH & ĐT, NN & PTNT, TN & MT, GT-VT; lãnh đạo UBND và các phòng, ban liên quan của huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Đến xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) thời điểm này, hình ảnh nổi bật nhất là những cánh đồng lúa và rau màu xanh mát mắt. Theo đồng chí Bùi Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn, từ nhiều năm nay, kinh tế Lỗ Sơn chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích gieo trồng gần 500 ha. Trước đây, đất nông nghiệp chủ yếu là lúa và thu nhập phụ thuộc vào cây lúa, nhưng những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên sản xuất lúa lúc thì gặp mưa bão, lúc gặp hạn hán thiếu nước tưới nên năng suất lúa không cao dẫn đến giá trị thu nhập từ cây lúa cũng thấp đi. Do đó, xã đã có chủ trương từ rất sớm là chuyển từ những vùng sản xuất lúa bấp bênh sang trồng mía, rau màu có hiệu quả kinh tế cao hơn.