Nhân dân thôn Quyền Chương, xã Cao Thắng (Lương Sơn) tập trung chăm sóc rau màu.
(HBĐT) - Đồng chí Cao Xuân Ái, Chủ tịch UBND xã Cao Thắng (Lương Sơn) cho biết: Thành công với công tác giảm nghèo bền vững là Cao Thắng đã định hình được hướng phát triển khá đồng đều trong các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, TTCN và dịch vụ.
Đến nay, cơ cấu nông - lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ 44%, TTCN 18,3%, dịch vụ 37,7%. Xã có 1.372 hộ, trong đó, 431 hộ phi nông nghiệp, chủ yếu phát triển dịch vụ, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn đã giải quyết được khoảng 200 lao động có việc làm khá ổn định, hàng năm, tổng giá trị dịch vụ đạt khoảng 20 tỷ đồng. Xã có tổng diện tích 789, 63 ha. Đối với sản xuất nông - lâm nghiệp, diện tích đất lúa có 366 ha cho cả 2 vụ, trong đó, diện tích gieo cấy vụ chiêm - xuân khoảng 200 ha. Theo đó, nhân dân trong xã tích cực học hỏi, chuyển đổi nhanh và hiệu quả tăng vòng quay sử dụng đất, đưa KH -KT áp dụng vào đời sống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cây ngô xuống ruộng bằng các giống mới, giống lai hiệu quả kinh tế cao; biến những thửa ruông hoang hóa sản xuất 1 vụ lúa cho hiệu quả thấp trước kia sang trồng màu, ngô, đỗ, rau các loại. 4 xóm Trung Báo, Quyền Chương, Vệ An, Song Huỳnh phát triển mô hình rau sạch diện tích hơn 4 ha. Xã có 12 ha mặt nước ao, hồ, đến nay có 8 ha đã đưa vào khai thác nuôi thủy sản tạo được hiệu quả cao. Nhiều gia đình trong xã có điều kiện đầu tư hàng trăm triệu đồng cải tạo ao nuôi thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo nguồn thu không nhỏ cho nông dân. Nhờ chú trọng áp dụng KH -KT vào sản xuất, quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi, năng suất lúa khá ổn định, bình quân đạt từ 56-60 tạ /ha/vụ, cơ bản bảo đảm an ninh lương thực. Đồng thời, xã tăng cường tập huấn chuyển giao KH -KT cho nông dân, tính từ năm 2011 đến nay, thông qua các dự án, chương trình, xã đã tổ chức được trên 40 lớp về trồng trọt, chăn nuôi, BVTV... Từ năm 2011, xã được lựa chọn là xã điểm xây dựng NTM của huyện nên được hỗ trợ nguồn lực cộng với các nguồn vốn lồng ghép bình quân mỗi năm xã đầu tư trên 20 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Riêng năm 2013, từ nguồn vốn chương trình nước sạch môi trường nông thôn đầu tư xây dựng 1 công trình nước sạch trị giá 9, 5 tỉ đồng nâng số hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh lên 80%, vốn doanh nghiệp hỗ trợ cải tạo, nâng cấp 11, 5 km đường dây điện trị giá 7 tỉ đồng, do đó 100% hộ được dùng điện an toàn, liên tục... Ngoài ra còn có sự đóng góp tiền của và ngày công lao động của nhân dân trong xây dựng đường GTNT, xây dựng kênh mương. Cụ thể, đã huy động được 825 công lao động, 6 hộ hiến đất làm đường GTNT với diện tích 160 m2, trị giá 320 triệu đồng; 67 hộ hiến đất nông nghiệp làm đường giao thông nội đồng, diện tích 1.678 m2 và 1 doanh nghiệp đóng góp bằng vật liệu, máy móc, công xây dựng hạ tầng đường vào nghĩa địa 4 thôn trị giá 500 triệu đồng. Trung bình mỗi năm xã giảm được 2% hộ nghèo; hết năm 2013, xã còn 80 hộ nghèo, chiếm 6,05%, thu nhập bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng /năm, tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên đạt 95%. Về xây dựng NTM xã đạt 13 tiêu chí.
Trong năm nay, xã đẩy mạnh các phong trào thi đua, tập trung chỉ đạo nhân dân đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, chú trọng phát triển dịch vụ, TTCN gắn với giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân. Thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nghị quyết phát triển KT -XH. Đồng thời, xã tập trung huy động các nguồn lực nỗ lực phấn đấu đến năm 2015 cán đích NTM theo kế hoạch.
Hải Linh
Theo thống kê, lượng giao dịch trên Mobile đang tăng lên với một tốc độ đáng kinh ngạc và khách hàng đang dần chuyển từ giao dịch trên Internet sang giao dịch trên điện thoại di động.
(HBĐT) - Dự án KFW 7 - cơ hội để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ở huyện Lạc Sơn Dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là KFW7) đi vào hoạt động từ năm 2007. Theo thiết kế, dự án và hiệp định ký kết giữa nhà tài trợ Đức và Chính phủ Việt Nam với mục tiêu dài hạn là “Góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng và quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học”. Là huyện được tham gia dự án, Lạc Sơn đã tập trung triển khai có hiệu quả công tác trồng rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, Đảng bộ xã Đông Bắc (Kim Bôi) luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Nhờ đó, nhiều năm liền, Đảng bộ xã đạt TS-VM.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Yên Thủy đã cấp được gần 90.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, với tổng diện tích đo đạc địa chính chính quy là gần 12.000 ha, đạt 72,91% tổng diện tích đo vẽ đạt gần 96% diện tích cần cấp giấy chứng nhận.
(HBĐT) - Vụ xuân năm 2014, huyện Lương Sơn đã dành hơn 700 triệu đồng hỗ trợ giống lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao nhằm giảm bớt một phần đầu tư của nông dân vừa tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống trong nông nghiệp.
(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ đông 2014. Theo đó, huyện có kế hoạch gieo trồng 2.100 ha lúa và cây hoa màu ngắn ngày vụ hè thu, trong đó lúa 800 ha, năng suất bình quân 52 tạ/ha; ngô 850 ha, năng suất bình quân 40 tạ/ha. Ước sản lượng cây lương thực có hạt vụ hè thu, vụ mùa 7.560 tấn. Các loại cây trồng khác 450 ha. Phấn đấu diện tích gieo trồng cây vụ đông 500 ha.