Bà con xóm Bái, xã Ngọc Sơn dần chuyển dịch những cây trồng năng xuất thấp sang trồng cây cà phê.
(HBĐT) - Những năm qua, kinh tế của huyện Lạc Sơn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong khi đó, ngành nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi và trồng trọt của huyện nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp là chính. Chưa có cây, con chủ lực. Vậy huyện Lạc Sơn phải làm gì để trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo Nghị quyết HĐND huyện đề ra?
Lạc Sơn là huyện thuần nông giàu tiềm năng đất đai có độ màu mỡ cao, thuận lợi cho phát triển trồng lúa, ngô và các loại cây công nghiệp. Địa hình miền núi, tạo điều kiện cho huyện có thể phát triển mạnh ngành chăn nuôi đa dạng. Thêm vào đó, huyện còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm sản. Đến nay có 80% lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chiếm trên 50% giá trị sản xuất của cả huyện. Tuy là huyện có sản lượng lương thực cao nhất tỉnh nhưng vẫn chưa có cây, con chiến lược thúc đẩy kinh tế của huyện. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm qua của huyện còn chậm. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là độc canh cây lúa, ngô và các cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp lâu năm như cây cà phê đang triển khai thực hiện, cây ăn quả phát triển chậm, chủ yếu là các cây trồng như: Nhãn, vải mơ, hồng chuối, mít… hiệu quả kinh tế chưa cao. Ngành chăn nuôi mang tính chất nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình chưa trở thành hàng hóa chất lượng cao, chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp. Đặc biệt phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại còn ít chưa tương xứng thế mạnh của huyện.
Đồng chí Bùi Văn Khánh- Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Trong hai năm trở lại đây, thực hiện đề án quy hoạch chi tiết chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi huyện giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 các cấp ngành đã tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ chế, chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, vận động nhân dân dồn điền - đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, phát triển trồng các loại cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Xây dựng kết hoạch tập huấn cho cán bộ xã để hiểu và thực hiện đề án. Tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Mỗi vùng chọn một hình thức phù hợp xây dựng một mô hình điểm để đầu tư. Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, nguồn hỗ trợ chương trình mục tiêu Nhà nước, vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, khuyến khích hộ gia đình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng… Đến nay, những mục tiêu cơ bản của đề án đang được triển khai như diện tích cây lúa cả năm giảm xuống còn 8.500 ha, năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha, ổn định diện tích trồng ngô cả năm là 4.500 ha, năng suất bình quân 40 tạ/ha. Đồng thời xây dựng vùng sản xuất lúa cao sản, đặc sản 2.000 ha tại các xã vùng Cộng Hòa. Triển khai thực hiện mô hình trồng hoa, cây cảnh và cây ăn quả tại xóm Nghĩa, thị trấn Vụ Bản và các xã có điều kiện. Duy trì, ổn định cây mía với diện tích 650-800 ha, 2.500-3.000 ha sắn, trồng luân canh, xen canh cây hành chăm, mướp đắng, dưa hấu, bí xanh, củ đậu… Theo quy hoạch của huyện đến năm 2020 trồng từ 1.850-2.000 ha cây cà phê và 600 ha cam. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện đã trồng được 33 ha cam các loại. Cây trồng phù hợp với đất nên phát triển tốt. Về chăn nuôi, tập trung phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc, phấn đấu đến năm 2015, đạt trên 2.000 con bò sử dụng giống lai chất lượng cao, phát triển theo hướng tập trung, bán công nghiệp, chăn nuôi theo phương thức nhốt chuồng kết hợp với trồng cỏ làm thức ăn tăng nhanh và duy trì ổn định số lượng tổng đàn.
Với những bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng như hiện nay thì ngành nông nghiệp của huyện phát triển bền vững chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng giá trị trên một diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Việt Lâm
(HBĐT) - Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm- An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH) khẳng định: Trong những tháng đầu năm, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc. Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, một số doanh nghiệp đã hoạt động trở lại và có nhu cầu tuyển dụng lao động. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài cũng tiếp tục tăng lên. Một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất - kinh doanh tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động địa phương.
(HBĐT) - Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nói chung (bao gồm cả truyền nghề) của huyện Lương Sơn đạt 40%. Mỗi năm, huyện giải quyết việc làm cho từ 2.500- 3.500 lao động, chiếm trên 70% lao động được đào tạo đã có việc làm, nhiều hộ gia đình thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Tiếp tục triển khai Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015 (Đề án 295), trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh mở 2 lớp dạy nghề làm hương cho 65 học viên và 1 lớp trồng rau an toàn cho 35 học viên là hội viên phụ nữ xã Dân Chủ (TP Hoà Bình).
(HBĐT) - Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, từng bước đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Thời gian qua, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM giai đoạn 2010 – 2020 đã được các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai khá đồng bộ và đã đạt được những kết quả bước đầu.
(HBĐT) - Sáng ngày 26/6, Cục Thuế tỉnh tổ chức sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp công tác thuế 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Chiều 26/6, UBND tỉnh đã họp về danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất năm 2014 trình HĐND tỉnh thông qua. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham gia cuộc họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng.