Người dân xóm Trại Hòa, xã Hợp Hòa (Lương Sơn) mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong quá trình xây dựng NTM.
(HBĐT) - Xã Hợp Hòa là một trong những địa bàn còn nhiều khó khăn của huyện Lương Sơn. Sau hơn 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến hết năm 2013, Hợp Hòa đã đạt 9 tiêu chí. Kết quả này tuy còn khiêm tốn nhưng thể hiện nỗ lực vượt khó của chính quyền và nhân dân xã Hợp Hòa với quyết tâm xây dựng thành công NTM văn minh, giàu đẹp.
9 tiêu chí NTM mà xã Hợp Hòa đã hoàn thành gồm có: tiêu chí số 1 (về quy hoạch và thực hiện quy hoạch), số 4 (về điện), số 9 (về nhà ở dân cư), số 10 (về thu nhập), số 11 (về tỷ lệ hộ nghèo), số 12 (về cơ cấu lao động), số 14 (về giáo dục), số 18 (về hệ thống tổ chức CTXH vững mạnh), số 19 (về an ninh trật tự xã hội). Như vậy, trong nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội, Hợp Hòa mới đạt 2 tiêu chí; trong nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất, xã đạt 3/4 tiêu chí; trong nhóm tiêu chí về văn hóa – xã hội – môi trường, xã đạt 1 tiêu chí. Đáng ghi nhận là xã đã sớm hoàn thành và giữ vững được 2 tiêu chí về hệ thống chính trị cho thấy, mức độ ổn định của tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn cũng như hoạt động tích cực, hiệu quả của hệ thống tổ chức chính trị xã hội địa phương.
Khi bước vào thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Hợp Hòa có mức xuất phát điểm thấp so với nhiều nơi trong tỉnh. Đối với một xã có điều kiện kinh tế - xã hội nhiều khó khăn như Hợp Hòa, từ mức xuất phát điểm cho đến cái đích cuối cùng trong xây dựng NTM có một khoảng cách rất xa và mỗi tiêu chí đạt được trong chương trình đều thể hiện những nỗ lực vượt khó đáng ghi nhận. Trong gần 4 năm xây dựng NTM, đến nay, xã Hợp Hòa đã hoàn thành hệ thống quản lý từ xã đến xóm; cả hệ thống chính trị cơ sở đều tích cực chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu kế hoạch đề ra; nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã có chuyển biến rõ rệt; các ngành, đoàn thể hưởng ứng và có kế hoạch thiết thực tham gia chương trình; phong trào thi đua “Hợp Hòa chung sức xây dựng NTM” đã tạo được sự đồng thuận cao, kết nối hiệu quả vai trò của các cấp chính quyền và các tổ chức, đoàn thể, phát huy được vai trò chủ thể của nhân dân. Với quyết tâm và những nỗ lực đồng bộ, xã Hợp Hòa đã đạt những kết quả khá toàn diện trong năm 2013: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14%; sản lượng lương thực đạt 1.200 tấn, đảm bảo tốt an ninh lương thực trên địa bàn; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 26%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,97%; tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia đạt 100%; thu nhập bình quân đạt 21,5 triệu đồng/người/năm… Đặc biệt, trên địa bàn xã hiện nay không có nhà ở dột nát, an sinh xã hội được đảm bảo cho thấy diện mạo NTM của xã Hợp Hòa đang dần khởi sắc trong gian khó.
Về kế hoạch xây dựng NTM trong năm 2014 và những năm tiếp theo, đồng chí Hoàng Văn Đạt, cán bộ Văn phòng UBND xã cho biết: Năm nay, xã đăng ký hoàn thành tiêu chí số 3 về thủy lợi, nâng tổng số tiêu chí NTM đã đạt lên 10 tiêu chí. Từ nay đến năm 2020, xã xác định giữ vững các tiêu chí đã đạt và từng bước hiện thực hóa các tiêu chí còn lại, phấn đấu về đích NTM vào năm 2020 cùng với các nơi trong tỉnh.
Đồng chí Hoàng Văn Đạt trao đổi thêm: Đối với một xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như Hợp Hòa, quá trình xây dựng NTM đặt ra nhiều thách thức, trong đó, thách thức lớn nhất là phải vượt qua những khó khăn về kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập và đời sống vật chất cho người dân. Hiện nay, xã có cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, một số tuyến đường nội xóm đi lại khó khăn, hạ tầng thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất của các lĩnh vực kinh tế nhìn chung thấp, hiệu quả sản xuất nông nghiệp rất bấp bênh mặc dù đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế… Những thách thức đặt ra cho quá trình xây dựng NTM đòi hỏi nỗ lực của chính quyền và người dân chứ không thể trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài. Cần phải vượt qua được những thách thức đó mới xây dựng thành công NTM phát triển toàn diện, hướng tới các giá trị tốt đẹp và bền vững.
Thu Trang
(HBĐT) - Ngày 27/6, Sở Công thương phối hợp với công ty TNHH quốc tế Seabell – Nhật Bản, công ty CP thiết bị cơ điện & xây dựng tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình Hệ thống thủy điện nhỏ “STREAM” tại xóm Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc). Dự lễ khởi công có đại diện Văn phòng UBND tỉnh, Sở TN & MT, UBND huyện Tân Lạc, UBND xã và các hộ dân thuộc địa bàn hưởng lợi.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Yên Thủy hiện có 7 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra còn có 504 hộ cá thể hoạt động ngành nghề TTCN. Giá trị sản xuất CN-TTCN 4 tháng đầu năm toàn huyện đạt 230 tỷ đồng, tăng 162,7% so với cùng kỳ năm 2013.
(HBĐT) - Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, các ngành tích cực phối hợp triển khai thực hiện. Hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống văn hoá - xã hội, cơ sở hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư đã góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng KT-XH khó khăn. Đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo từng bước ổn định. Đến nay, trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn hộ đói, năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo 21,73%, tương ứng với 43.263 hộ nghèo, đến cuối năm 2013 còn 18,7%, tương ứng với 38.043 hộ nghèo, giảm 3,03% so với năm 2012.
(HBĐT) - Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm- An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH) khẳng định: Trong những tháng đầu năm, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc. Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, một số doanh nghiệp đã hoạt động trở lại và có nhu cầu tuyển dụng lao động. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài cũng tiếp tục tăng lên. Một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất - kinh doanh tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động địa phương.
(HBĐT) - Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nói chung (bao gồm cả truyền nghề) của huyện Lương Sơn đạt 40%. Mỗi năm, huyện giải quyết việc làm cho từ 2.500- 3.500 lao động, chiếm trên 70% lao động được đào tạo đã có việc làm, nhiều hộ gia đình thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Tiếp tục triển khai Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015 (Đề án 295), trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh mở 2 lớp dạy nghề làm hương cho 65 học viên và 1 lớp trồng rau an toàn cho 35 học viên là hội viên phụ nữ xã Dân Chủ (TP Hoà Bình).