Từ vốn vay của Ngân hàng CSXH, nhiều gia đình ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) đầu tư vào trồng mía đem lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Tổ TK&VV xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2004, ban đầu chỉ có 15 thành viên, dư nợ hơn 100 triệu đồng và chỉ thực hiện 1 chương trình tín dụng chính sách cho vay hộ nghèo. Sau 10 năm hoạt động, đến nay, tổ phát triển lên 57 thành viên, thực hiện 7 chương trình tín dụng với dư nợ 1,48 tỉ đồng có 51 thành viên tham gia gửi tiết kiệm qua tổ với số dư trên 12 triệu đồng.
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ nghèo vay vốn đã thoát nghèo bền vững vươn lên làm kinh tế giỏi; xóm đã xây dựng được hơn 30 công trình NS&VSMT góp phần nâng cao đời sống của người dân; chương trình cho vay HS-SV đã giúp cho nhiều hộ hoàn cảnh khó khăn được vay vốn giúp con em theo đuổi ước mơ học tập, đến nay, nhiều em ra trường có việc làm ổn định đã trả hết nợ hoặc trả một phần nợ; chương trình cho vay giải quyết việc làm đã tạo việc làm mới và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động...
Bà Phạm Thị Hải, tổ trưởng tổ TK&VV xóm Nam Thái cho biết: Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy chính quyền, Ban XĐ-GN xã đối với hoạt động của tổ TK&VV; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo các tổ chức hội phối hợp có biện pháp tháo gỡ và cùng tổ TK&VV, chính quyền xóm bình xét cho vay công khai, dân chủ đối với nguồn vốn bổ sung hoặc thu hồi; tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của hộ vay vốn. Các tổ chức Hội nhận ủy thác thường xuyên phối hợp cùng tổ TK&VV kiểm tra sử dụng vốn đến hộ vay, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn ưu đãi có hiệu quả, tích cực tham gia đôn đốc thu nợ, thu lãi cùng tổ TK&VV; phổ biến, tuyên truyền các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn vào các buổi sinh hoạt của tổ TK&VV hoặc lồng ghép triển khai nghiệp vụ công tác Hội vào các buổi sinh hoạt nên nhận thức của hội viên từng bước được nâng lên. Các hộ vay vốn đã xác định rõ mục đích vay vốn và đã xây dựng phương án sản xuất phù hợp, sử dụng vốn đúng mục đích, quay vòng vốn có hiệu quả. Qua buổi sinh hoạt tổ đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của hộ vay vốn, những hộ vay đang gặp khó khăn để có biện pháp tháo gỡ như những hộ đi làm ăn xa lâu ngày không về tổ đã phối hợp với chính quyền xóm thông tin hộ vay gửi tiền về trả lãi và gửi tiết kiệm. Ngoài ra, NHCSXH đã tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, hướng dẫn và giải đáp những khó khăn, vướng mắc tại điểm trực giao dịch xã đã giúp cho tổ TK&VV nắm vững hơn về quy trình, quy định cho vay của ngân hàng; hướng dẫn tổ TK&VV mở sổ sách theo dõi tình hình hoạt động của tổ, ghi chép, lưu giữ khoa học những hồ sơ tài liệu theo quy định của ngân hàng. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của ban quản lý tổ trong việc ủy nhiệm với NHCSXH, trong BQL tổ có sự phân công phân nhiệm cụ thể để đảm bảo hoạt động của tổ được thông suốt. Thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay, khi có nguồn vốn bổ sung hoặc cho vay bằng nguồn vốn thu hồi đều tổ chức họp các thành viên bình xét, lựa chọn những người đủ điều kiện vay vốn như có uy tín với nhân dân trong xóm, có lao động nhàn rỗi, thiếu vốn sản xuất và đúng đối tượng để lập danh sách đề nghị UBND xã xác nhận. Những hộ gia đình còn khó khăn nhưng không chấp hành quy định của thôn, xóm, BQL tổ đề nghị các thành viên không xét cho vay...
Sau 10 năm làm cầu nối đem vốn ưu đãi của Chính phủ XĐ-GN, hoạt động của NHCSXH thực sự là điểm tựa vững chắc cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được chính quyền và nhân dân đồng tình ủng hộ.
Hải Linh
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn TPHB diễn ra tương đối ổn định. Việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Hoạt động kinh doanh dịch vụ tại 9 chợ, 3 siêu thị và các cửa hàng mua sắm trên địa bàn thành phố phát triển ổn định, công tác phòng - chống cháy nổ được duy trì thường xuyên, không để xảy ra sự cố. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 1.958,4 tỷ đồng, ước đạt 51,3% kế hoạch năm, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó: Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh ước đạt 869,4 tỷ đồng, khối hộ cá thể ước đạt 1.089 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án vùng sản xuất bưởi đặc sản, huyện Tân Lạc vừa triển khai trồng mới gần 90 ha bưởi, nâng tổng diện tích trồng từ 110 ha (thời điểm cuối năm 2013) lên 200 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh. Trong đó, diện tích bưởi đỏ khoảng 150 ha, bưởi da xanh trên 50 ha.
(HBĐT) - Trong năm 2014, thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, Sở LĐ-TB&XH triển khai thực hiện 2 mô hình trên địa bàn huyện Mai Châu và Yên Thủy.
(HBĐT) - Trong giai đoạn 2010 - 2013, toàn tỉnh đã được đầu tư trên 97,4 tỉ đồng thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động, trong đó, dự án dạy nghề cho lao động nông thôn trên 79,6 tỉ đồng, dự án đổi mới và phát triển dạy nghề 15,8 tỉ đồng. Nguồn kinh phí được sử dụng đầu tư nhà xưởng, phòng học, mua sắm thiết bị dạy nghề, phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, hỗ trợ lao động nông thôn học nghề; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
(HBĐT) - Theo Quyết định số 2773, ngày 14/11/2013 của UBND tỉnh việc thí điểm chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên (TCXHTX) thông qua hệ thống bưu điện được triển khai tại địa bàn TPHB và huyện Lạc Sơn từ tháng 1/2014 và chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 1- 6/2014; giai đoạn 2 từ tháng 7- 12/2014. Sau thời gian thực hiện thí điểm sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả và báo cáo UBND tỉnh xem xét nhân rộng toàn tỉnh. Cùng đoàn công tác của Sở LĐ-TB&XH, chúng tôi đã có buổi kiểm tra thực tế việc thực hiện giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Với lợi thế là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp và chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có tổng số 393 dự án, trong đó, 29 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 442 triệu USD và 364 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 54.836 tỷ đồng.