(HBĐT) - Theo UBND huyện Lạc Thuỷ, để từng bước nâng cao chất lượng sản xuất, huyện đã chủ động thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cơ giới hoá vào sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá cho năng suất, chất lượng cao nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhiều mô hình, dự án sản xuất được đầu tư có hiệu quả, như: dự án cam, dự án phát triển kinh tế trang trại, dự án bảo vệ và phát triển rừng... Trong 9 tháng, huyện đã tổ chức 16 lớp tập huấn chuyển giao KHKT với 645 lượt người tham gia. Hiện, toàn huyện có 48 HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX, trong đó có 35 xã có HTX hoạt động hiệu quả. Lĩnh vực hoạt động của HTX chủ yếu là cung ứng dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, như: chuyển giao KHKT, dịch vụ vật tư nông nghiệp, dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ tín dụng... Tiêu biểu như HTX DVNN xã Đồng Tâm. Qua đánh giá có 13/13 xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất.
(HBĐT) - Đồng chí Trần Quang Thái, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thuỷ cho biết: Yên Thuỷ được coi là vùng đất khó do đặc điểm về địa hình của vùng bán sơn địa nên việc giữ nước hết sức khó khăn. Từ lâu, tình trạng hạn hán ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn. So với các huyện khác, Yên Thuỷ có tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2013 còn 17,38%).
(HBĐT) - Thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất và làm nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, giai đoạn 2009 - 2014, huyện Lạc Thủy đã triển khai cho 9.548 hộ vay trên 103,1 tỷ đồng.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi huyện Lạc Sơn giai đoạn 2014-2015 định hướng đến năm 2020, UBND huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp và các xã tiếp tục xây dựng các mô hình điểm như thực hiện trồng thí điểm thêm 4 ha cam, tại xã Tân Mỹ 2 ha và xã Chí Đạo 2 ha.
(HBĐT) - Tây Phong là một trong những xã trồng nhiều mía tím ở huyện Cao Phong với diện tích 371,5 ha. Phó Chủ tịch UBND xã Tây Phong Bùi Văn Bền cho biết: Những năm gần đây cây mía tím đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn. Việc trồng mía tím hiệu quả của người dân cũng đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như từng bước xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã. Theo thống kê, năm 2013, trên địa bàn xã số hộ nghèo 26,26%, theo dự kiến năm nay, số hộ nghèo sẽ giảm xuống còn 18,9%. Từ những hiệu quả như vậy, xã Tây Phong tiếp tục duy trì, phát triển diện tích mía trong thời gian tới nhằm giúp nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình.
(HBĐT) - Trong 9 tháng qua, trên địa bàn huyện Đà Bắc đã xây dựng được 7 mô hình sản xuất, như: mô hình sản xuất giống lúa ĐS1 tại xã Mường Chiềng; hợp tác xã nuôi trồng thủy sản tại xã Hiền Lương; vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại xã Cao Sơn...
(HBĐT) - Chiều ngày 22/10, Ban Chỉ đạo Dự án PSARD đã tổ chức phiên họp thứ 7 đánh giá kết quả hoạt động Dự án PSARD Hoà Bình 9 tháng năm 2014, triển khai kế hoạch hoạt động từ tháng 10/2014 - 12/2015. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Dự án PSARD chủ trì hội nghị.