Cây khoai lang với diện tích trên 60 ha góp phần làm phong phú cho cơ cấu cây trồng vụ đông năm nay của huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Sản xuất vụ đông vốn có thời vụ nghiêm ngặt lại chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ các yếu tố khách quan như mưa, bão, rét, hạn hán cuối vụ... Xác định rõ điều đó, huyện Tân Lạc đã chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, tích cực đôn đốc nông dân tập trung chăm sóc các loại cây trồng, đảm bảo điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Do thời vụ ngắn nên ngay từ khi xây dựng kế hoạch sản xuất vụ mùa 2014, các địa bàn có chủ trương sản xuất vụ đông đã chủ động lựa chọn cơ cấu gieo trồng vụ mùa phù hợp để chủ động được diện tích. Theo đó, UBND các xã, thị trấn trong huyện đã tập trung rà soát và xác định rõ phần diện tích bố trí sản xuất vụ đông. Đặc biệt, với chân ruộng 2 vụ lúa đã có kế hoạch đến từng vùng, từng thửa của mỗi hộ, chỉ đạo cấy xong trà lúa sớm trong tháng 6, thu hoạch và giải phóng đất trong tháng 10.
Thực tế sản xuất trên địa bàn huyện Tân Lạc cho thấy: Vụ đông thường chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố thời tiết bất thuận như mưa, lũ, bão, hạn cuối vụ... Do đó, huyện đã chủ động triển khai kế hoạch, đôn đốc nông dân tập trung chăm sóc các loại cây trồng. Đến thời điểm này, toàn huyện đã cơ bản hoàn tất kế hoạch gieo trồng cây vụ đông đảm bảo đúng tiến độ và khung thời vụ. Hiện, ngô đông trà sớm đang ra 7-9 lá, đại trà 2-4 lá, rau đậu phát triển thân lá - thu hoạch, nhiều nơi tiếp tục gieo hạt, ra ngôi. Diễn biến sâu bệnh hại trên cây trồng vụ đông có một số đối tượng đáng lưu ý: trên cây ngô xuất hiện sâu cắn lá nõn mật độ phổ biến 1-3 con/m2, sâu tuổi 3-4; sâu xám tỷ lệ hại phổ biến 0,1-0,5% số cây, cao 1-3% số cây, sâu tuổi 2-4; bệnh huyết dụ tỷ lệ hại phổ biến 0,5-1% số cây, cao 3-5% số cây; các đối tượng khác gây hại rải rác. Trên cây rau họ bầu, bí, bệnh sương mai tỷ lệ hại phổ biến 1-3% số cây, cao 5-10% số cây, bệnh cấp 1-3; bệnh lở cổ rễ tỷ lệ hại phổ biến 1-2% số cây, cao 3-5% số cây, bệnh cấp 1-3; bọ dưa gây hại mật độ phổ biến 0,1-0,5 con/dây, cục bộ 3-4 con/dây; các đối tượng khác gây hại nhẹ. Trước diễn biến trên, các lực lượng chuyên ngành như Trạm BVTV, Trạm Khuyến nông, Phòng NN& PTNT huyện Tân Lạc đã kịp thời vào cuộc, hướng dẫn, đôn đốc nông dân khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ. Bên cạnh đó, với những diện tích đã gặt nhưng không làm cây vụ đông, lực lượng chuyên ngành đã hướng dẫn nông dân biện pháp vệ sinh đồng ruộng, cày lật gốc rạ để hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển vụ, sẵn sàng cho sản xuất vụ chiêm - xuân tới.
Đồng chí Vũ Quang Hùng, Phó phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc nhấn mạnh: Trong cơ cấu cây vụ đông năm nay, các loại rau đậu thực phẩm giữ vai trò chủ lực với tổng diện tích khoảng 250 ha, ngoài ra còn có khoảng 100 ha ngô, khoảng 65 ha khoai lang, tổng diện tích cây trồng vụ đông khoảng 430 ha. Tuy còn hạn chế về diện tích nhưng kết quả sản xuất vụ đông sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của năm 2014. Song song với khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất vụ đông, huyện Tân Lạc cũng lên kế hoạch tích nước trong hệ thống hồ chứa ngay khi mùa mưa kết thúc, phát động thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi nội đồng đợt II/2014 vào tháng 11, chuẩn bị điều kiện thiết yếu để sẵn sàng triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân.
Thu Trang
(HBĐT) - Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào tháng 11/2014. Hiện nay, tổng diện tích cam toàn huyện đạt 1.200 ha với sản lượng năm 2014 ước đạt 16.500 tấn. Xác định cây có múi là cây trồng chủ lực tại địa phương, tỉnh đã áp dụng nhiều tiến bộ KH -KT để phát triển vùng trồng cam. Cũng từ kết quả này, người trồng cam có thêm cơ hội để hoàn thiện quy trình canh tác theo các tiêu chuẩn tiên tiến như VietGap, áp dụng các tiến bộ của thế giới vào sản xuất như sử dụng hệ thống tưới theo công nghệ Israel... Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn và phục tráng nguồn gen quý của cây cam mà hệ số nhân giống cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất và giá trị kinh tế ngày một cao hơn.
(HBĐT) - Thống kê của Sở NN&PTNT cho biết: Trong năm 2014, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 5.089 ha đất cấy lúa kém hiệu quả, đất lúa không chủ động được nước sang trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Các địa phương có diện tích chuyển đổi cao nhất lần lượt là Lạc Sơn (2.883 ha), Tân Lạc (659 ha), Lương Sơn (625 ha), Kỳ Sơn (325 ha)…
(HBĐT) - Bước vào tuổi dựng vợ gả chồng, ai ai cũng mong mình sẽ có một đám cưới thật vui và ý nghĩa. Năm nay, dịch vụ mùa cưới hết sức đa dạng, phong phú, từ các gói dịch vụ sang trọng đến giản dị, tiết kiệm… đáp ứng được tất cả nhu cầu của các cặp vợ chồng.
(HBĐT) - Ngày 13/11, tại xã Thượng Cốc, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Sở LĐ- TB&XH) phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn tổ chức phiên giao dịch việc làm năm 2014.
(HBĐT) - Đoàn công tác của UBKT Tỉnh ủy vừa tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 02- NQ/ TU của Tỉnh ủy về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 tại tại 2 xã Kim Bình, Nuông Dăm (Kim Bôi).
(HBĐT) - Ngày 12/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2014-2015. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.