Studio Zungkim (đường Chi Lăng – TPHB) vào mùa cưới luôn đông khách đến trang điểm, chụp ảnh.
(HBĐT) - Bước vào tuổi dựng vợ gả chồng, ai ai cũng mong mình sẽ có một đám cưới thật vui và ý nghĩa. Năm nay, dịch vụ mùa cưới hết sức đa dạng, phong phú, từ các gói dịch vụ sang trọng đến giản dị, tiết kiệm… đáp ứng được tất cả nhu cầu của các cặp vợ chồng.
Năm nay, xu hướng chụp ảnh cưới ngoại cảnh được các cặp đôi ngày càng ưa thích. Tại thành phố Hòa Bình, các studio như Wedding Studio Zungkim (đường Chi Lăng), Studio Dũng Nguyệt (đường Cù Chính Lan)… đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn cho các đôi chụp ảnh cưới tại đó. Theo khảo sát thị trường năm nay, giá cả dịch vụ cũng không tăng so với năm trước. Giá trung bình cho bộ ảnh cưới chụp dã ngoại dao động từ 5 – 7 triệu đồng cho 1 album 15 lá và 3 ảnh phóng 60 x 90cm, nếu chọn chụp ảnh trong phòng, giá thành sẽ giảm đi. Ngoài ra, các Studio sẽ hỗ trợ cho cô dâu trang phụ áo dài ăn hỏi và váy cưới ngày đón dâu. Năm nay, các cô dâu chuộng mẫu mã đơn giản, trang trí nhẹ nhàng. Áo trắng được thuê nhiều hơn và giá cũng cao hơn so với các áo cùng loại khác màu. Tông màu trang điểm thường là hồng tươi, nâu sáng, còn tóc thì bới chải cao, lộ gáy, cài vài đóa hoa tươi khiến cô dâu trông khoẻ khoắn, tươi tắn hơn trong ngày cưới.
Cô dâu Thu Hằng và chú rể Hà Việt (phường Đồng Tiến – TP Hòa Bình) vừa có một ngày chụp ảnh dã ngoại cho đám cưới của mình. Khác với nhiều cặp đôi, Việt và Hằng đã chọn cho bộ ảnh cưới của mình nhiều bối cảnh chụp lạ mắt, độc đáo. Với chi phí 7 triệu đồng gồm cả album ảnh 15 lá, 3 ảnh phóng to treo tường, chi phí đi lại ăn nghỉ trong 1 ngày, Việt và Hằng đã có được bộ ảnh cưới ưng ý. Không chỉ chọn chụp trên Công trình thủy điện Hòa Bình như nhiều cặp tân lang, tân nương khác, Việt và Hằng chấp nhận thuê xe đưa cả đoàn xuống Kỳ Sơn chụp thêm một vài địa điểm như thác Thăng Thiên (xã Dân Hòa), trên dọc đường đi thấy địa điểm nào đẹp là đôi bạn dừng lại để chụp thêm. Chính vì vậy, bộ ảnh cưới của 2 bạn được đánh giá là đẹp và độc.
Cùng với đó, các dịch vụ thuê xe hoa, trang trí phông rạp ngày cưới… cũng vào mùa chạy hàng. Cô dâu, chú rể năm nay chuộng loại hoa lan trắng, loa kèn, hồng bạch với mức giá trung bình từ 100 - 250.000 đồng/bó, kèm theo có trang điểm xe hoa từ 200 - 300.000 đồng (tuỳ theo hoa giấy hay hoa tươi). Loại thiệp cưới được ưa chuộng nhất hiện nay có màu hồng, chữ nổi, mùi thơm, giá trung bình 1.500 - 2.500 đồng/chiếc. Tiền thuê phông, rạp, trang trí tại gia đình được gói gọn khoảng 5 – 6 triệu đồng cho 2 buổi ăn hỏi và đón dâu. Theo kinh nghiệm, những việc như thuê phông rạp, ô tô đưa đón dâu thuê địa điểm tổ chức cần phải làm trước hàng tháng vì khi vào mùa cưới, hầu hết các dịch vụ đó đều được các gia đình chuẩn bị xong xuôi từ trước để còn thời gian mời họ hàng, bạn bè và các việc khác.
Tiệc cưới là một trong những việc được các gia đình quan tâm hơn cả. Đến thời điểm này, các nhà hàng có vị trí thuận tiện, giá phải chăng đều đã kín chỗ như ở trung tâm hội nghị Hòa Bình, lịch đặt tiệc cưới được các gia đình đặt trước đó 30 – 45 ngày. Tại đây, giá mâm 10 người 1,3 triệu đồng. Các gia đình chọn món và được ăn thử cỗ để điều chỉnh nếu cảm thấy không phù hợp. Tại đây còn có dịch vụ trang trí cổng hoa, bóng bay, rượu sâm panh, chương trình văn nghệ, MC... trọn gói 3,5 triệu đồng.
Để ngày cưới trở thành điểm mốc quan trọng đáng nhớ trong đời, các cặp uyên ương cũng nên biết cách chi tiêu hợp lý tùy vào khả năng của bản thân và gia đình tránh những lãng phí không cần thiết, thực hiện nghiêm nếp sống văn minh trong việc cưới tại điạ phương.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Ngày 11/11, Đoàn Giám sát của Ban KT-NS (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Văn Đức, TVTU, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2014 tại Sở Tài chính. Tham gia đoàn có TT MTTQ tỉnh, lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và các sở, ngành: Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, KH-ĐT.
(HBĐT) - Thu NSNN trên địa bàn tỉnh tháng 10/2014 ước đạt 225 tỷ đồng, lũy kế 10 tháng ước thực hiện 1.880 tỷ đồng, bằng 110% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và bằng 89% so với Nghị quyết của HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Trong những năm qua, việc tập trung phát triển KT -XH gắn với chương trình xây dựng NTM ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Kim Bôi đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần làm chuyển biến rõ nét đời sống vật chất, tinh thần, đồng bào dân tộc phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới khoảng 350 ha cây ăn quả có múi, đưa tổng diện tích loại cây này của tỉnh đến nay đạt trên 2.300 ha. Với tốc độ như hiện nay, kế hoạch phát triển diện tích cây ăn quả có múi của tỉnh đến năm 2020 đạt 5.000 ha là hoàn toàn khả thi. Đây được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh, hứa hẹn sẽ tạo bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
(HBĐT) - Chương trình 135, Dự án giảm nghèo (DAGN) và một số chính sách đảm bảo an sinh xã hội khác đã đến với hộ đồng bào dân tộc xã Lạc Lương (Yên Thủy), không chỉ cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn mà còn “tiếp sức” để bà con thực hiện thắng lợi công cuộc giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Từ một huyện nghèo, thuần nông với điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, đến nay, Yên Thủy đã có nền kinh tế phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành CN -TTCN và thương mại - dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất từ năm 2010 đến nay bình quân đạt trên 12%/năm; giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 22, 64 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,38%; đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Kết quả đó đã minh chứng cho sự đúng đắn trong mạnh dạn đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo của chính quyền địa phương.