Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị
(HBĐT) - Ngày 12/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2014-2015. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Đánh giá kết quả sản xuất vụ mùa – hè thu năm 2014, báo cáo của Sở NN&PTNT nhấn mạnh một số kết quả nổi bật: Về trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng trong vụ đạt 46,4 nghìn ha, vượt 3% kế hoạch; tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 18 vạn tấn, vượt 1,7% kế hoạch; nâng tổng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm 2014 đạt 36,3 vạn tấn. Về chăn nuôi, nhờ thực hiện hiệu quả công tác phòng - chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên tình hình dịch bệnh diễn biến tương đối ổn định, số lượng tổng đàn được duy trì hoặc tăng so với cùng kỳ. Về lâm nghiệp, trong năm, toàn tỉnh đã trồng mới 8,64 nghìn ha rừng, vượt 0,9% kế hoạch; các địa phương đang tăng cường chăm sóc, bảo vệ rừng, triển khai kế hoạch phòng -chống cháy rừng trong mùa khô. Về thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 2,4 nghìn ha, sản lượng ước đạt 6,1 tấn, các địa phương thực hiện khá tốt việc chăm sóc, phòng bệnh cho cá, đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất. Riêng về tiến độ sản xuất vụ đông năm nay, ước tính đến ngày 15/11, tổng diện tích trồng màu vụ đông toàn tỉnh đạt trên 7.150 ha, các loại cây trồng nhìn chung được đảm bảo đúng khung thời vụ.
Hội nghị đã triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân 2014-2015 với các mục tiêu định hướng: Về trồng trọt, phấn đấu tổng diện tích gieo trồng vụ chiêm - xuân ước đạt 70 nghìn ha; trong đó, diện tích lúa 16.000 ha, ngô 20,7 nghìn ha, cây công nghiệp 4,7 nghìn ha, mía trên 9.000 ha, rau đậu các loại 4,6 nghìn ha. Về chăn nuôi, tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm tại các trang trại, gia trại, phấn đấu tăng tổng đàn 2-3%. Về thủy sản, duy trì diện tích ao, hồ nuôi cá trên 2,5 nghìn ha; tăng cường nuôi cá lồng phấn đấu đạt 2,3 nghìn lồng nuôi cá, sản lượng phấn đấu đạt 5,4 nghìn tấn. Về lâm nghiệp, phấn đấu trồng trên 14 vạn cây lâm nghiệp, cây ăn quả các loại, trồng rừng mới trên 8 nghìn ha, duy trì độ che phủ rừng trên 49%. Về thủy lợi đảm bảo chủ động nước tưới phục vụ sản xuất 12-13.000 ha lúa và rau đậu vụ đông.
Tại phần thảo luận, các đại biểu tham dự hội nghị đã đề cập đến nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn để phát triển bền vững nghiệp – nông dân – nông thôn. Đại biểu đã thống nhất kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 với quan điểm chỉ đạo chung là: Năm 2015, tiếp tục triển khai mạnh kế hoạch và đề án tái cơ cấu ngành NN&PTNT. Kế hoạch sản xuất vụ đông xuân phải tạo điều kiện thuận lợi cho vụ mùa – hè thu, tạo thành chuỗi luân canh hợp lý cho cả năm. Các địa phương cần tập trung xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa; ngay từ đầu vụ cần tăng cường công tác quản lý chất lượng giống, vật tư, phân bón đảm bảo an toàn phục vụ sản xuất. Đặc biệt, trong năm 2015, các địa phương cần đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao kết quả sản xuất vụ mùa – hè thu nói riêng, sản xuất nông nghiệp cả năm 2014 nói chung. Đồng chí cho rằng: Để có được kết quả đó, yếu tố quan trọng hàng đầu là toàn tỉnh đã tập trung thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất. Trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường công tác này, đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ngành nông nghiệp với các địa phương và ngành liên quan.
Sau khi phân tích một số vấn đề còn tồn tại, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh các nội dung cần chú trọng thực hiện trong thời gian tới: Quản lý hiệu quả giá và chất lượng vật tư nông nghiệp; xây dựng bộ giống cây trồng phù hợp với từng địa phương; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả; tiếp tục tìm kiến các cây, con có giá trị kinh tế cao; nhân rộng các mô hình kinh tế nông nghiệp; chú trọng thực hiện chương trình xây dựng NTM... Riêng về kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị, tăng hiệu quả và phát triển bền vững.
Thu Trang
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới khoảng 350 ha cây ăn quả có múi, đưa tổng diện tích loại cây này của tỉnh đến nay đạt trên 2.300 ha. Với tốc độ như hiện nay, kế hoạch phát triển diện tích cây ăn quả có múi của tỉnh đến năm 2020 đạt 5.000 ha là hoàn toàn khả thi. Đây được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh, hứa hẹn sẽ tạo bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
(HBĐT) - Chương trình 135, Dự án giảm nghèo (DAGN) và một số chính sách đảm bảo an sinh xã hội khác đã đến với hộ đồng bào dân tộc xã Lạc Lương (Yên Thủy), không chỉ cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn mà còn “tiếp sức” để bà con thực hiện thắng lợi công cuộc giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Từ một huyện nghèo, thuần nông với điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, đến nay, Yên Thủy đã có nền kinh tế phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành CN -TTCN và thương mại - dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất từ năm 2010 đến nay bình quân đạt trên 12%/năm; giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2014 ước đạt 22, 64 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,38%; đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Kết quả đó đã minh chứng cho sự đúng đắn trong mạnh dạn đổi mới tư duy, phương pháp lãnh đạo của chính quyền địa phương.
(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, Toàn Sơn là xã duy nhất của huyện Đà Bắc đạt tiêu chí về giao thông trong lộ trình xây dựng NTM. Với địa hình hiểm trở, chia cắt, hệ thống giao thông tuy từng bước được đầu tư nhưng còn rất khó khăn để thực hiện và đạt tiêu chí giao thông đối với các xã trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.
(HBĐT) - Cùng lãnh đạo Phòng LĐ -TB&XH huyện Lạc Sơn, chúng tôi đến thăm chi nhánh Công ty TNHH Sankoh Việt Nam đóng trên địa bàn xã Xuất Hóa. Hàng trăm công nhân trong dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử đang làm việc đều tay theo từng công đoạn.
(HBĐT) - Vì bị nhiễm dịch bệnh nên năng suất, sản lượng sẽ bị sụt giảm khoảng 30% so với dự kiến. Đó là một thực tế rất đáng buồn đang diễn ra với cây gừng tại xã vùng cao Đồng Chum (Đà Bắc).