Cam Cao Phong đã và đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả của huyện và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình ở địa phương.  ảnh: P.V

Cam Cao Phong đã và đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả của huyện và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình ở địa phương. ảnh: P.V

(HBĐT) - Chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào tháng 11/2014. Hiện nay, tổng diện tích cam toàn huyện đạt 1.200 ha với sản lượng năm 2014 ước đạt 16.500 tấn. Xác định cây có múi là cây trồng chủ lực tại địa phương, tỉnh đã áp dụng nhiều tiến bộ KH -KT để phát triển vùng trồng cam. Cũng từ kết quả này, người trồng cam có thêm cơ hội để hoàn thiện quy trình canh tác theo các tiêu chuẩn tiên tiến như VietGap, áp dụng các tiến bộ của thế giới vào sản xuất như sử dụng hệ thống tưới theo công nghệ Israel... Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn và phục tráng nguồn gen quý của cây cam mà hệ số nhân giống cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất và giá trị kinh tế ngày một cao hơn.

 

VietGap, áp dụng các tiến bộ của thế giới vào sản xuất như sử dụng hệ thống tưới theo công nghệ Israel... Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn, lựa chọn và phục tráng nguồn gen quý của cây cam mà hệ số nhân giống cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất và giá trị kinh tế ngày một cao hơn.

 

Ngày 13/6/2014, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về phát triển một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2014-2020, trong đó, cây có múi được xác định là một trong những cây chủ lực. UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất cam an toàn tập trung đến năm 2020 với quy mô 5.085 ha.

 

Với phong trào trồng và diện tích tăng nhanh hàng năm, chất lượng đảm bảo, có thể nói tiềm năng về một thị trường rộng lớn, ổn định đang mở ra cho sản phẩm cam Cao Phong. Xây dựng một thương hiệu chung để nâng tầm giá trị kinh tế, đồng thời bảo hộ sản phẩm là vấn đề bức thiết đặt ra. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý để quy hoạch, phát triển vùng chuyên canh cam một cách hợp lý là yêu cầu khách quan, tất yếu.

 

Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho nông đặc sản này, tỉnh đã đồng ý để Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phát triển hệ thống nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong.

 

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu được bảo hộ cho 4 giống cam: CS1, cam Xã Đoài lùn, cam Xã Đoài cao và cam Canh - vốn là các giống cam có nguồn gốc di thực từ cam Xã Đoài (Nghệ An), cam Canh (Vân Canh) nhưng có lẽ do hợp đất, hợp nước nên khi được trồng trên đất Cao Phong, những loại cam này có chất lượng đặc trưng khác với giống gốc như: mọng nước hơn, vị ngọt nhẹ, vỏ quả màu vàng óng và được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây chính là các tiêu chuẩn chất lượng đặc thù được tạo nên bởi điều kiện tự nhiên, con người tại địa phương. Trong quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong, các nhà nghiên cứu đã thực hiện điều tra về danh tiếng của sản phẩm; xác định nguồn gốc, đặc tính sản phẩm; xác định tính chất đặc thù; các yếu tố ngoại cảnh; xây dựng bản đồ khu vực địa lý; xây dựng lôgô và nhãn mác sản phẩm.

 

Chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình. Những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung. Những trái cam vàng mọng, ngọt thơm từ những đồi cam bạt ngàn tại thị trấn Cao Phong, các xã: Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Tân Phong và Thu Phong từ nay sẽ đứng chung dưới tên gọi chung - cam Cao Phong. Ngành khoa học sẽ hướng tới một mục tiêu xa hơn, đó là từng bước xây dựng bộ tiêu chuẩn canh tác thống nhất cho cam Cao Phong như tiêu chuẩn nông sản chất lượng cao của Việt Nam (VietGap) hoặc xa hơn, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap) như đã áp dụng cho các sản phẩm nông sản khác trong cả nước, vươn tới thị trường nước ngoài với kỳ vọng đưa sản phẩm cam bước vào các siêu thị, đại siêu thị, hướng tới xuất khẩu và mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp chế biến tại vùng đất này. Quả cam từ chỗ chỉ được sử dụng làm sản phẩm tiêu dùng trực tiếp sẽ được chế biến thành nhiều loại sản phẩm đa dạng mà vẫn giữ vị ngọt thơm.

 

Việc phát triển chỉ dẫn địa lý được biết đến như một hướng đi chiến lược cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, văn hóa truyền thống và tăng cường khả năng cạnh tranh trong thương mại, giúp thúc đẩy tiềm năng của các nguồn lực địa phương nhằm phát triển và nâng cao hệ thống sản xuất nông thôn trong bối cảnh toàn cầu hóa; thúc đẩy cuộc chiến chống lạm dụng và gian lận thương mại, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

 

Để cam Cao Phong thật sự trở thành loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đồng thời duy trì được chất lượng, danh tiếng, các cấp, ngành, địa phương và những người trồng cam phải thực sự coi thương hiệu đã có là “tài sản trí tuệ” của chính mình để chung tay thực hiện các hoạt động duy trì được danh tiếng và niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm cam Cao Phong; quản lý tốt chất lượng sản phẩm; đa dạng hóa các kênh tuyên truyền, quảng bá; tìm kiếm và mở rộng thị trường cho sản phẩm... Ngoài các giải pháp về kỹ thuật sản xuất cần tiến hành các giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý chỉ dẫn địa lý và khai thác thị trường. Bên cạnh đó, đề nghị không mở rộng diện tích giống cam Cao Phong ngoài vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm duy trì danh tiếng và chất lượng của sản phẩm, hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường tiêu thụ, cung vượt cầu.

 

Huyện Cao Phong cần tập trung chỉ đạo áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nâng cao chất lượng quả. Trong quản lý thương hiệu phải hướng tới xây dựng các nhóm hộ hoặc hội cam để nâng cao hiệu quả sử dụng chỉ dẫn địa lý.

 

Các hộ trồng cam - chủ thể chính tạo nên thương hiệu cam Cao Phong, cũng là những người được hưởng lợi từ chỉ dẫn địa lý Cao Phong - cần nâng cao ý thức tự bảo vệ uy tín, chất lượng cho sản phẩm của mình; gắn quyền lợi với trách nhiệm bảo vệ danh tiếng của sản phẩm; chủ động trong quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý Cao Phong  thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào (đầu tư mua giống tốt, phân bón tốt), tự đào tạo nâng cao kỹ thuật canh tác sản phẩm theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tự kiểm soát chất lượng sản phẩm tại chỗ... Đồng thời cần mạnh dạn tiếp cận và mở rộng thị trường. Có như vậy, cam Cao Phong sẽ không chỉ là một đặc sản ở tỉnh Hòa Bình mà sẽ còn trở thành một hướng phát triển kinh tế hiệu quả của tỉnh và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho chính những người dân nơi đây đúng như mục đích cuối cùng của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại.

 

 

                                                        TS. Đỗ Hải Hồ

                                    (Giám đốc Sở khoa học và công nghệ)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Studio Zungkim (đường Chi Lăng – TPHB) vào mùa cưới luôn đông khách đến trang điểm, chụp ảnh.
Người lao động huyện Lạc Sơn tìm kiếm thông tin việc làm, học nghề tại phiên giao dịch.
Đoàn kiểm tra của UBKT Tỉnh uỷ làm việc với Đảng uỷ, UBND xã Nuông Dăm (Kim Bôi).

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2014-2015

(HBĐT) - Ngày 12/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2014-2015. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Hướng đi đúng cho ngành nông nghiệp Yên Thủy

(HBĐT) - Yên Thủy hiện đang dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện dồn điền - đổi thửa với diện tích ước thực hiện đến tháng 9 khoảng trên 460 ha tại 5 xã. Cùng với đó là phát triển các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như: mía, bí xanh, dưa bở, bưởi da xanh... đang tạo nên sự khởi sắc ấn tượng của bức tranh ngành nông nghiệp.

Giám sát tình hình thực hiện dự toán thu NSNN; dự toán thu, chi NSĐP năm 2014

(HBĐT) - Ngày 11/11, Đoàn Giám sát của Ban KT-NS (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Văn Đức, TVTU, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2014 tại Sở Tài chính. Tham gia đoàn có TT MTTQ tỉnh, lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và các sở, ngành: Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế, KH-ĐT.

Thu NSNN 10 tháng ước đạt 1.880 tỉ đồng

(HBĐT) - Thu NSNN trên địa bàn tỉnh tháng 10/2014 ước đạt 225 tỷ đồng, lũy kế 10 tháng ước thực hiện 1.880 tỷ đồng, bằng 110% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và bằng 89% so với Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Đồng bào dân tộc huyện Kim Bôi tích cực tham gia xây dựng NTM

(HBĐT) - Trong những năm qua, việc tập trung phát triển KT -XH gắn với chương trình xây dựng NTM ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Kim Bôi đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần làm chuyển biến rõ nét đời sống vật chất, tinh thần, đồng bào dân tộc phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Toàn tỉnh trồng trên 2.300 ha cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới khoảng 350 ha cây ăn quả có múi, đưa tổng diện tích loại cây này của tỉnh đến nay đạt trên 2.300 ha. Với tốc độ như hiện nay, kế hoạch phát triển diện tích cây ăn quả có múi của tỉnh đến năm 2020 đạt 5.000 ha là hoàn toàn khả thi. Đây được xác định là cây trồng chủ lực của tỉnh, hứa hẹn sẽ tạo bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục