Nhiều doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh phụ thuộc khá nhiều vào những dự án xây dựng hạ tầng. Ảnh: Thi công lát vỉa hè trục đường 433 qua địa phận thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc).

Nhiều doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh phụ thuộc khá nhiều vào những dự án xây dựng hạ tầng. Ảnh: Thi công lát vỉa hè trục đường 433 qua địa phận thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc).

(HBĐT) - Trong bối cảnh hiện nay, nguồn vốn từ ngân hàng có ý nghĩa quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế, mặc dù các Ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn hoạt động SX -KD. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp hiện nay rất hạn chế vay vốn từ ngân hàng, nói cách khác, hội chứng “sợ vay vốn” là một trong những thực trạng đang diễn ra với không ít doanh nghiệp.

 

Theo ông Trần Thế Giáp, Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Đức Hiếu (TPHB), việc vay vốn của đại đa số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xây lắp được hạn chế đến mức tối đa. Nguyên do các công trình xây dựng đầu tư công cắt giảm đáng kể so với những năm trước. Cho dù lãi suất tại các NHTM có điều chỉnh giảm liên tục, lãi suất cho vay thông thường của các Ngân hàng ở mức 7,5 - 12,6%/năm, lãi suất cho vay của các quỹ tín dụng nhân dân ở mức 9 - 13%/năm. Tuy nhiên, với thực trạng “nằm chờ dự án” đã khiến cho doanh nghiệp không dám vay vốn.

 

Như Công ty cổ phần Xây dựng và thương mại Đức Hiếu vốn vay từ ngân hàng so với những năm trước đây giảm đáng kể. Có chăng hiện nay vay vốn ngân hàng chỉ để đảm bảo trả lương cho công nhân cũng như mua thêm nguyên vật liệu xây dựng. Mặc dù vậy, để vay được tiền từ ngân là cả một quá trình. Cho dù DN có tài sản thế chấp những ngân hàng đòi hỏi thêm cả hợp đồng xây dựng mới được giải ngân. Chính vì vậy, mỗi khi cần một số tiền vài trăm triệu ngắn hạn, Công ty CP Xây dựng và thương mại Đức Hiếu đành phải chọn phương án vay mượn anh em, đối tác để đảm bảo có đủ nguồn vốn hoạt động.  

 

Theo thống kê của Sở KH &ĐT, toàn tỉnh có khoảng trên 2.000 DN đăng ký kinh doanh, trong đó, số DN xây lắp ước chiếm trên 30%. Trong bối cảnh các dự án xây dựng hạ tầng từ nguồn NSNN hạn chế, dẫn đến nhiều DN xây lắp nằm bất động. Việc cầm cự, đảm bảo trả đủ lương công nhân lao động cũng là may mắn với nhiều DN.

 

Đánh giá của các cơ quan chức năng về tình hình KT -XH 9 tháng năm 2014 trên địa bàn tỉnh nhìn chung có những chuyển biến tích cực trên hầu hết các ngành, lĩnh vực. Tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng cao. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng...

 

Mặc dù vậy, hoạt động SX -KD của DN vẫn còn khó khăn. Tổng cầu còn yếu, tăng trưởng tín dụng thấp, xử lý nợ xấu hiệu quả chưa cao, tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu DN và hệ thống ngân hàng còn chậm. Việc làm và đời  sống của một bộ phận dân cư, nhất là đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số còn khó khăn.

 

Thấy được những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, NHNN tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các NHTM, TCTD trên địa bàn thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ DN. Cụ thể, thực hiện việc triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - DN, vừa qua, NHNN tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chủ động làm việc với các sở, ban ngành, hội DN, nắm bắt kịp thời thông tin liên quan đến dự án, lĩnh vực đầu tư trọng điểm, mũi nhọn, nhận diện, phân loại những khó khăn của DN và nhu cầu vốn phục vụ SX -KD trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tích cực chỉ đạo các NHTM trên địa bàn tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc có khó khăn cần tháo gỡ, có các chính sách và giải pháp hỗ trợ cụ thể đối với các DN tham gia chương trình kết nối như: giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, tăng hạn mức tín dụng và cho vay mới...

 

Với mức dư nợ tăng trưởng 9 tháng năm nay của cả hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng trên địa bàn đạt khoảng 10.400 tỷ đồng, tăng 4% so với với đầu năm rõ ràng là một con số chưa đạt như kỳ vọng. Mong rằng, với các Chương trình kết nối ngân hàng - DN cũng như nhiều động thái tích cực khác của NHNN, các NHTM, TCTD trên địa bàn sẽ là động lực tiếp sức cho DN thoát khỏi khó khăn, tạo nhiều việc làm, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách.

 

                                                       Hồng Trung

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhờ năng động phát triển loại hình dịch vụ du lịch, hộ dân xóm Bích, xã Thái Thịnh có thu nhập ổn định.
Đồng chí Hoàng Văn Đức, UVTV, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách phát biểu kết luận hội nghị.
Từ nguồn vốn duy tu bảo dưỡng của chương trình 135 và đóng góp của nhân dân, nhà văn hoá xóm Lốc, xã Sơn Thuỷ (Kim Bôi) đang được sửa chữa nâng cấp lại phục vụ nhu cầu hội họp của nhân dân.

Lạc Sơn chủ động phòng, chống dịch bệnh, đói, rét cho đàn gia súc

(HBĐT) - Tính đến trung tuần tháng 11, huyện Lạc Sơn đã hoàn thành tiêm vắcxin LMLM đợt 2 cho đàn trâu, bò với 48.200 liều, đạt 100,4% kế hoạch. Bên cạnh chủ động phòng dịch bệnh cho gia súc, công tác phòng, chống đói, rét cho vật nuôi được hộ chăn nuôi trên địa bàn chú trọng thực hiện ngay từ đầu vụ.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,14%

(HBĐT) - Tháng 11, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra tương đối ổn định, nguồn cung hàng hoá phong phú, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Chỉ số giá tiêu dùng của tháng giảm 0,14% so với tháng trước, tăng 1,78% so với cùng kỳ và tăng 1,37% so với tháng 12/2013.

Yên Thủy: 19/21 chỉ tiêu KT-XH chủ yếu đạt và vượt kế hoạch

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND huyện Yên Thủy, năm 2014 mặc dù chưa thoát khỏi những khó khăn về kinh tế của đất nước và của địa phương nhưng tình hình KT-XH của huyện vẫn có bước phát triển khá toàn diện, an sinh xã hội được đảm bảo, QP-AN được tăng cường.

Tân Lạc huy động mọi nguồn lực thực hiện mục tiêu xóa đói - giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Theo cán bộ Phòng LĐ -TB&XH huyện Tân Lạc, chúng tôi đến thăm gia đình ông Bùi Văn Riu, xóm Bào 2, xã Thanh Hối. Đây là gia đình chính sách điển hình vượt khó phát triển kinh tế. Ông Riu chia sẻ: “Tôi tham gia quân đội từ năm 1974- 1980 và là thương binh hạng 4/4. Tháng 12/1980, tôi trở về quê và lập gia đình. Thời kỳ đầu, hai vợ chồng với hai bàn tay trắng chỉ trông chờ vào trên 2.000 m2 cấy lúa. Chăm chỉ làm lụng quanh năm cũng không đủ ăn. Năm 1991, gia đình học hỏi và mạnh dạn chuyển sang trồng cây mía tím. 1 cây mía có thu nhập tương đương với 3- 4 kg thóc. Từ 3.600 m2 trồng mía tím, nuôi lợn, gia đình đã xây dựng được ngôi nhà vững trãi để ở".

Bình quân lương thực năm 2014 đạt 448 kg/người/năm

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT: Năm nay, tỉnh ta tiếp tục bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn với mức bình quân lương thực khoảng 448 kg/người/năm. Cụ thể, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt cả năm đạt khoảng 78 nghìn ha, vượt 0,52% so với năm 2013; sản lượng đạt 36, 3 vạn tấn, vượt 1,17% so với năm 2013.

Huyện Kim Bôi triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo

(HBĐT) - Xóa đói - giảm nghèo (XĐ-GN) là một chủ trương, chính sách xã hội rộng lớn, sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước. Để hiện thực hoá chủ trương này, huyện Kim Bôi đã xây dựng Đề án giảm nghèo giai đoạn 2011-2015. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, sự phấn đấu của nhân dân, công tác XĐ -GN trên địa bàn huyện đã thu được kết quả đáng mừng. Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục