Mô hình nuôi dê sinh sản của ông Bùi Đình Thi, xóm Lương Cao tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gia đình.
(HBĐT) - Trong các năm 2012 - 2014, Dự án Giảm nghèo giai đoạn II đã đầu tư, hỗ trợ cho hộ, nhóm hộ nghèo trên địa bàn xã Lạc Lương (Yên Thủy) thực hiện mô hình liên kết thị trường và các tiểu dự án sinh kế nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý kinh tế hộ, tạo việc làm tại chỗ cho bà con. Cũng từ đây, người dân tham gia liên kết và tiểu dự án sinh kế đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo, đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo bền vững.
Ông Bùi Văn Dương, trưởng nhóm nuôi ong xóm Yên Tân trước khi tham gia mô hình sinh kế có hoàn cảnh khó khăn, nơi ở còn là nhà tạm. Được dự án hỗ trợ con giống, kỹ thuật nuôi ong lấy mật, từ chỗ có 2 đàn nay ông đã nhân lên hơn 40 đàn, thu nhập bình quân 2 - 3 triệu đồng /tháng. Hiện gia đình ông đã thoát cảnh hộ nghèo, xây được nhà mái bằng kiên cố. Gần đó có ông Bùi Đình Thi, xóm Lương Cao sau gần 2 năm được dự án hỗ trợ nuôi dê sinh sản, ông đã phát triển đàn dê nuôi lên gần 10 con, tạo nguồn sinh kế lâu dài, thu nhập ổn định.
Theo đồng chí Bùi Văn Phầy, Chủ tịch UBND xã Lạc Lương, toàn xã có 8 xóm với 1.420 hộ, 5.604 nhân khẩu, có tới 70% số hộ được hưởng lợi dự án Giảm nghèo. Dự án đã hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ sản xuất, các hoạt động KT -XH của các nhóm. Năm 2014 có 43 tiểu dự án được thực hiện với tổng vốn hỗ trợ trên 2, 6 tỷ đồng, tập trung vào các mô hình sinh kế nuôi lợn sinh sản, dê sinh sản, nuôi ong lấy mật và trồng mía tím. Qua thống kê có 12 nhóm nuôi dê với 159 hộ hưởng lợi, tổng số 318 con dê, vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng, nay đàn dê đã tăng lên 332 con. 4 nhóm nuôi lợn sinh sản với 63 hộ hưởng lợi, tổng số 63 con lợn nái, hiện có 42 nái đẻ và 21 nái đang chửa. 3 nhóm nuôi ong lấy mật với 38 hộ hưởng lợi, 114 đàn, hiện đã cho 350 lít mật thu trên 52 triệu đồng. 7 nhóm trồng mía tím với 102 hộ hưởng lợi, diện tích 23,8 ha, thu lãi 130 - 150 triệu đồng /ha, cá biệt có nhóm hộ lãi 180 - 200 triệu đồng /ha. 10 nhóm trồng bí xanh với 144 hộ hưởng lợi, diện tích 33,5 ha, năng suất 220 tạ /ha, thu lãi từ 50 - 60 triệu đồng /ha.
Bên cạnh đó, mô hình xây dựng liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh được triển khai trong các năm 2013, 2014 tại các xóm giúp nông dân kết nối, hợp tác với doanh nghiệp thu mua, tạo thị trường sản phẩm ổn định. Toàn xã đã thành lập 10 nhóm liên kết thị trường trồng mía đường nguyên liệu với 160 hộ hưởng lợi, tổng diện tích 41 ha tham gia liên kết, trong đó, dự án hỗ trợ nguồn vốn trên 1,3 tỷ đồng. Cụ thể có 12 ha trồng mới và 28, 84 ha chăm sóc chu kỳ II, năng suất bình quân ước đạt 85 tấn /ha, cá biệt có hộ đạt năng suất đạt từ 90 - 100 tấn /ha, thu lãi 40 - 50 triệu đồng /ha. Tại các xóm cũng đã hình thành liên kết thị trường trồng lạc giống vụ đông năm 2014 với 3 xóm, 60 hộ hưởng lợi, tổng diện tích 19,7 ha. Các nhóm đang thu hoạch lạc giống với năng suất bình quân ước đạt 35 tạ/ha, thu lãi từ 20 - 25 triệu đồng.
Đồng chí Chủ tịch UBND xã khẳng định: Dự án Giảm nghèo đã tạo chuyển biến rõ nét trong phát triển KT -XH. Nếu giai đoạn trước, dự án tập trung ưu tiên cải thiện về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi thì ở giai đoạn II, người dân, đặc biệt là hộ nghèo được hưởng lợi trực tiếp bằng hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng về KH -KT, quản lý kinh tế nhóm hộ, tạo việc làm tại chỗ và hỗ trợ tiếp cận thị trường hàng hóa đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 49,8% (năm 2013) xuống còn 40,1% (năm 2014). Nhân dân thêm tin tưởng thực hiện, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không có tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, an ninh nông thôn được giữ vững.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 6/1, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết tình hình kinh tế tập thể (KTTT) năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam; 80 HTX thành viên. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Trung tâm Khuyến công & TVPT Công nghiệp vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015.
(HBĐT) - Theo UBND huyện Lương Sơn, năm 2014, huyện đã thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thông qua các chương trình phát triển KT -XH, xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm mới cho 2.550 lao động, đạt 102% kế hoạch.
(HBĐT) - Xăm Khòe là một xã có điều kiện KT -XH còn nhiều khó khăn của huyện Mai Châu với 654 hộ và 2.784 nhân khẩu. Thế nhưng vài năm lại, đây tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm khá mạnh (trung bình mỗi năm giảm gần 10%). Để có được sự chuyển biến vượt bậc này, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, xã Xăm Khòe đã biết khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh để phát triển trồng trọt, chăn nuôi kết hợp với trồng rừng.
(HBĐT) - Ngày 30/12/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2296/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện trạng đất lúa toàn tỉnh năm 2013 có 30.725, 60 ha. Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước là 19.961,50 ha; đất trồng lúa một vụ 9.585,73 ha; đất trồng lúa nương 161.36 ha; đất trồng lúa không ổn định (đất trồng lúa và sử dụng vào mục đích khác; đồng trồng 1 lúa + trồng màu, nuôi cá /năm hoặc năm trồng lúa, năm trồng màu, nuôi cá) là 1.016,96 ha.
(HBĐT) - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình và dự án cải tạo, nâng cấp QL 6, đoạn Xuân Mai - Hòa Bình được triển khai theo hình thức BOT do Tổng Công ty 36 - Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư chính thức được khởi công vào ngày 15/7/2014, đặt mục tiêu hoàn thành đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình vào ngày 31/8/2016, QL 6 hoàn thành vào 15/7/2015. Hạng mục cải tạo nâng cấp QL 6 (đoạn Xuân Mai - TP Hòa Bình dài 30,3 km), ranh giới điểm đầu km 38 (từ thị trấn Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội và thị trấn Lương Sơn; điểm cuối đến km 70 + 932, thuộc phường Đồng Tiến - TP Hòa Bình. Dự án thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III, bảo đảm 2 làn xe cơ giới, vận tốc thiết kế 80 km/h.