Tiểu dự án nuôi dê bước đầu mang lại kết quả tại xã Trung Thành (Đà Bắc).
(HBĐT) - Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đà Bắc giảm còn 33% (giảm 3% so với năm 2013), hộ đói kỳ giáp hạt đã chấm dứt hoàn toàn. Nhiều hộ nghèo đã từng bước vươn lên thoát nghèo, mua sắm đầy đủ phương tiện, trang thiết bị gia đình... Hiệu quả Dự án giảm nghèo tại Đà Bắc đang từng bước được khẳng định.
Mô hình nuôi dê được Ban Quản lý dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc triển khai tại xã Trung Thành từ tháng 7/2014 với hỗ trợ ban đầu 30 con giống cho 15 hộ gia đình. Ông Xa Văn Thành, trưởng nhóm chăn nuôi dê cho biết: “Dê dễ nuôi, không mất nhiều công chăm sóc, lại phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, nguồn thức ăn có sẵn ở Trung Thành. Từ 30 con dê giống ban đầu, sau nửa năm đã đẻ được 8 dê con và hiện có 6 con dê mẹ đang chửa. Thịt dê hiện đang được ưa chuộng, có giá bán ổn định từ 160 -170.000 đồng /kg. Do đó, đây sẽ là một trong những hướng phát triển chăn nuôi hợp lý, được nhiều hộ gia đình ở nơi đây chọn lựa để phấn đấu thoát nghèo. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết đây là một trong 16 tiểu dự án sinh kế hỗ trợ người dân phát triển kinh tế thoát nghèo tại xã Trung Thành.
Giai đoạn 2010 2014, huyện Đà Bắc được phê duyệt xây dựng cơ sở hạ tầng tổng số vốn gần 42 tỷ đồng từ nguồn vốn của Dự án giảm nghèo với 38 công trình (18 công trình thủy lợi, nước sinh hoạt và 20 công trình giao thông). Đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 19 công trình, 14 công trình đang thi công, 2 công trình đang đấu thầu, còn lại đang chờ quyết định phê duyện Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Các công trình xây dựng thuộc Dự án giảm nghèo hoàn thiện đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng mang lại bộ mặt mới cho huyện nhà. Nhờ đó việc vận chuyển hàng hóa nông sản thuận lợi hơn, đầu ra và giá thành sản phẩm ổn định, không còn hiện tượng bị tư thương ép giá. Các công trình thủy lợi hoàn thành đã đảm bảo việc cung cấp nước tưới cho 80 ha lúa 2 vụ. Đặc biệt có nước tưới ổn định nên khu vực đồng bào người Dao thuộc xóm Bai, xã Cao Sơn đã cải tạo ruộng bậc thang trồng sắn không hiệu quả để trồng lúa nước. Các công trình cung cấp nước sạch đã giúp cho hàng trăm hộ dân cho nước sạch dùng ổn định.
Dương Liễu
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định điều chỉnh phạm vi, mục đích, thời gian thực hiện Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2015. Theo đó, Đề án sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2020 thay vì chỉ đến năm 2015.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Kim Bôi, trong năm 2014 tổng vốn huy động xây dựng NTM trên địa bàn huyện là 239.251,25 triệu đồng. Trong đó vốn trực tiếp của Chương trình xây dựng NTM là 17.910 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là 177.668 triệu đồng; vốn tín dụng 27.442 triệu đồng; vốn doanh nghiệp 111,25 triệu đồng; vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư 16.120 triệu đồng.
(HBĐT) - Sáng 19/1, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Đinh La Thăng, Bộ GT - VT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015. Điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở GT - VT, các đơn vị trực thuộc Sở.
(HBĐT) - Từ năm 2011 đến nay, thông qua Dự án PSARD hỗ trợ hoạt động đã cung cấp các dịch vụ công dựa vào nhu cầu có chất lượng góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, làm tăng thu nhập một cách bền vững ở 87 xã thuộc 10 huyện vùng Dự án.
(HBĐT) - Trao đổi với P.V Báo Hòa Bình về công tác bảo đảm GT -VT dịp Tết Nguyên đán, Phó GĐ Sở GT -VT Lê Ngọc Quản cho biết: Sở GT -VT đã thành lập Ban chỉ đạo phục vụ vận tải khách Tết và Lễ hội xuân Ất Mùi 2015, chỉ đạo các bến xe, doanh nghiệp vận tải khách tăng cường phương tiện và các điều kiện phục vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, kiên quyết không để hành khách lỡ chuyến phải ngủ lại bến do không có phương tiện. Đồng thời triển khai thực hiện chủ đề ATGT năm 2015 là “Siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện với mục tiêu tính mạng con người là trên hết”. Tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về TTATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải, đặc biệt là các hành vi tự ý thu giá cước cao hơn giá niêm yết, vận chuyển hàng cấm, lái xe sử dụng rượu bia, lạng lách đánh võng, giành khách...
(HBĐT) - Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có trên 1.000 nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, sản xuất rượu cần, nấu rượu, sản xuất gỗ lũa, đá cảnh... Trong thời gian gần đây, các địa phương trong tỉnh đã khôi phục và phát triển nhiều ngành nghề như: nuôi ong, dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế biến các món ăn dân tộc, chế biến nông, lâm, thủy sản... góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.