(HBĐT) - Lạc Sỹ còn nhiều khó khăn nhưng mấy năm nay, hạ tầng KT -XH được đầu tư và phát huy hiệu quả, cải thiện cuộc sống, sản xuất của người dân. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Quách Hương Lam cho biết: Lạc Sỹ là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Yên Thủy gần 20 km, nguồn sống người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Con đường liên xã nối đường Hồ Chí Minh được đầu tư từ nhiều năm trước đến nay vẫn phát huy tác dụng, phá thế cô lập của xã, góp giao lưu, thông thương hàng hóa.

 

Mấy năm nay, từ nhiều chương trình, dự án như 134, giảm nghèo, xây dựng NTM, các nguồn vốn khác, kết cấu hạ tầng của xã tiếp tục được tăng cường. Năm 2014, Chương trình 135 đã xây dựng 700 m đường bê tông xóm Hạ 2; dự án giảm nghèo xây dựng 225 m đường bê tông xóm Thượng. UBND huyện xây dựng 1.200 m đường bê tông xóm Thấu; xây dựng nhà văn hóa xóm Nghia; xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng xóm Hạ 2, xóm Thấu, Nghia, Hạ; vận hành, bảo trì mương suối Đằm, bai đồng Khụ, bai Ong, Công trình nước sinh hoạt tập trung xóm Hạ 1, Hạ 2, công trình trường THCS… Tổng kinh phí đầu tư hạ tầng trên địa bàn xã lên tới hàng chục tỷ đồng. Các công trình được khảo sát kỹ lưỡng, dân chủ, công khai đã phát huy hiệu quả thúc đẩy sản xuất và cải thiện cuộc sống nhân dân. Đến nay, đường ô tô đã đến 8/8 xóm, điện lưới quốc gia đã về tới tất cả các xóm với 95% hộ được sử dụng điện. Cơ sở vật chất, mạng lưới trường, lớp bảo đảm cho việc dạy và học. Người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Cơ sở vật chất văn hóa cũng góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giữ gìn bản sắc dân tộc. Cùng với đó, từ các nguồn vốn, chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất, Lạc Sỹ có điều kiện khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp. Dự án giảm nghèo triển khai mô hình nuôi dê sinh sản các xóm Ong, Hạ 1-2, Thượng, nuôi ngan lai xóm Chấu, Nghia, Sỹ, Hạ 1-2. Chương trình phát triển vùng Yên Thủy hỗ trợ ống dẫn nước phục vụ sản xuất xóm Thấu, xóm Ong; hỗ trợ vật liệu sửa chữa và mua thiết bị nhà văn hóa xóm Ong, xóm Sỹ; hỗ trợ kinh phí mua máy bơm, dây dẫn phục vụ sản xuất xóm Hạ 2; mở các lớp tập huấn quản lý dịch bệnh phát triển chăn nuôi cho người dân...

Việc đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sản xuất đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo của xã Lạc Sỹ. Những năm gần đây, sản xuất của xã có bước tiến rõ rệt, xã bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các loại cây màu hoàn thành kế hoạch. Rừng sản xuất bắt đầu cho hiệu quả. Tổng giá trị thu nhập từ lâm nghiệp đạt 7,5 tỷ đồng. Chăn nuôi phát triển mạnh với tổng thu nhập 5, 5 tỷ đồng. Tổng đàn trâu, bò gần 900 con, gần 1.200 con lợn. Đặc biệt, chăn nuôi dê và ong mật đem lại thu nhập khá cao cho người dân. Toàn xã có tới 661 đàn ong mật, hàng năm mỗi đàn ong đem lại cho người dân vài triệu đồng. Số hộ nghèo còn 40%, giảm tới 22% so với năm 2013. Thu nhập bình quân đạt 10, 3 triệu đồng/người/ năm, tăng 600.000 đồng /người/năm so với năm trước.

 

                                                                          Lê Chung

 

Các tin khác

Năm 2014, vườn bưởi đã mang về cho gia đình ông Dương Tất Tính, xã Thanh Hối (Tân Lạc) trên 400 triệu đồng.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xã Địch Giáo (Tân Lạc) đã kiên cố hoá đường GTNT theo chuẩn NTM.
Hội viên người cao tuổi xã Dũng Phong biểu diễn văn nghệ  mừng Đảng, mừng xuân.

Muôn sắc chợ phiên

(HBĐT) - Có dịp đi đây, đi đó, đến với nhiều phiên chợ từ chợ quê nông thôn đến các chợ vùng cao trong tỉnh, tôi luôn háo hức, xốn xang khi được hòa mình vào một phần cuộc sống của bà con các dân tộc, cảm nhận nét văn hóa chợ vùng miền đặc sắc.

Chợ Bờ - phiên cuối năm tìm về

(HBĐT) - Thường ngày, Chợ Bờ cũng chẳng có gì cuốn hút. Nhất là khi đó đã là nơi tôi từng đi, từng đến và khám phá đủ đầy mọi sắc thái, ngọn nguồn. Ấy vậy, chẳng hiểu sao Chợ Bờ phiên cuối năm vẫn có sức hút lạ kỳ. Cũng vẫn là những con người xa lạ, những cảnh vật nơi sóng nước sơn thủy quen thuộc trên từng ngách đá, sao lại khó lòng dứt ra. Cứ mãi da diết, thôi thúc tìm về...

Năm Mùi kể chuyện nuôi dê làm giàu

(HBĐT) - Từ nhiều đời nay, con dê đã gắn với đời sống bà con xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Nơi đây núi đá vôi bao quanh, đất canh tác ít nên con dê là lựa chọn số 1 để phát triển kinh tế gia đình và cũng chẳng có cây gì, con gì hơn con dê.

Ngân hàng CSXH huyện Yên Thuỷ triển khai công tác tín dụng năm 2015

(HBĐT) - Ngân hàng CSXH huyện Yên Thủy vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2014, triển khai công tác tín dụng năm 2015.

Gắn công tác xây dựng Đảng với lãnh đạo phát triển KT -XH

(HBĐT) - Với nhận thức công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, quyết định việc lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, năm 2014, Đảng bộ thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ CB, ĐV trong toàn Đảng bộ.

Sắc xuân trên những cánh rừng

(HBĐT) - Những cánh rừng trồng xanh ngắt chạy dài, những vườn keo lai, keo tai tượng mỡ màng xen lẫn với trám, lát vươn mình trong nắng gió. Đất trời Hoà Bình hôm nay được khoác lên mình tấm áo xanh đầy sức sống của rừng. Đi dưới những tán rừng, không khí thoáng đãng trong, lành khiến lòng bỗng thanh thản lạ thường, tôi chợt nhớ đến lời ca trong một bài hát của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân: “Một người không thể ngăn được gió /Một người không thể ngăn được lũ... Nhiều người trồng ta sẽ có ngàn cây /Vạn người trồng ta sẽ có rừng cây”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục