(HBĐT) - Trong thời gian trước và trong Tết Nguyên đán năm 2015, công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh được tăng cường thông qua kiểm tra thực hiện pháp luật về giá, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm... đã góp phần tạo thị trường lành mạnh, bảo vệ sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng.
Theo thông lệ, nhu cầu mua sắm trong dịp Tết Nguyên đán thường tăng theo từng ngày, hàng hoá thiết yếu phục vụ Tết tăng cao trong những ngày cuối năm, song năm nay do nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng và có kế hoạch tăng nguồn hàng phục vụ cũng như các biện pháp bình ổn giá nên giá cả nói chung tương đối ổn định, một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có biến động không lớn. Một số mặt hàng thực phẩm chế biến và một số mặt hàng phục vụ Tết (măng khô, miến, mộc nhĩ, nấm hương, mỳ chính, dầu ăn, đồ hộp...) tăng giá nhẹ. Mặt hàng rượu, bia, nước giải khát tăng từ 5.000-10.000đồng/thùng. Giá gạo tăng nhẹ từ 1.000 - 2.000đồng/kg do nhu cầu tiêu dùng gạo ngon và gạo nếp tăng cao vào dịp Tết. Nhóm hàng rau, củ, quả đang vào chính vụ đông nên nguồn cung khá dồi dào, cận Tết cũng chỉ tăng nhẹ 3 - 5%. Nhóm hàng thực phẩm tươi sống, trong đó thịt gà và thịt lợn là hai mặt hàng thường sốt giá vào thời điểm Tết các năm trước đây, thì năm nay khảo sát tại một số chợ trên địa bàn tỉnh, giá hai mặt hàng này chỉ tăng nhẹ từ 5.000 - 10.000 đồng/kg.
Đây là kết quả tích cực trong việc thực hiện đồng bộ các biện pháp bình ổn thị trường, giá cả trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi./.
Linh Ngọc (VP UBND tỉnh)
Ngày 24-2, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối giữ ổn định giá bán các chủng loại xăng dầu và điều chỉnh mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, hiện nay, cây có múi chiếm khoảng 15% diện tích cây ăn quả, song giá trị so sánh lại chiếm tới 40% giá trị cây ăn quả. Với hiệu quả kinh tế nổi bật và tính ổn định cao, các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh... đã trở thành những “cây bạc triệu” trên đồng đất Hòa Bình, được lựa chọn là cây chủ lực làm giàu cho hàng nghìn hộ nông dân trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Bức tranh NTM với các mảng màu xanh ngắt từ đồng ruộng trù phú đến giao thông nông thôn, khu dân cư, trường học đã được các địa phương quy hoạch cụ thể. Phong trào xây dựng NTM của tỉnh ta đang khơi dậy từ mỗi người dân tham gia một cách tích cực, không trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm, không khí ở khắp làng trên, xóm dưới tại tất cả 8 xóm của xã Dũng Phong (Cao Phong) rộn ràng hẳn lên. Xóm nào cũng vang lời ca, tiếng hát, điệu nhạc tập luyện để thi tài tại hội thao mừng Đảng, mừng xuân của người cao tuổi xã. Nói là ngày vui của Hội Người cao tuổi nhưng đã thu hút hàng ngàn người đến xem, cổ vũ với các phần thi dưỡng sinh, bóng chuyền hơi và mỗi chi hội 3 tiết mục văn nghệ. Tiếng cồng chiêng, thường rang hay những bài hát mới do chính những lão nông sáng tác làm rộn rã lòng người, đánh thức những nụ hoa đào bung nở.
(HBĐT) - Có dịp đi đây, đi đó, đến với nhiều phiên chợ từ chợ quê nông thôn đến các chợ vùng cao trong tỉnh, tôi luôn háo hức, xốn xang khi được hòa mình vào một phần cuộc sống của bà con các dân tộc, cảm nhận nét văn hóa chợ vùng miền đặc sắc.
(HBĐT) - Thường ngày, Chợ Bờ cũng chẳng có gì cuốn hút. Nhất là khi đó đã là nơi tôi từng đi, từng đến và khám phá đủ đầy mọi sắc thái, ngọn nguồn. Ấy vậy, chẳng hiểu sao Chợ Bờ phiên cuối năm vẫn có sức hút lạ kỳ. Cũng vẫn là những con người xa lạ, những cảnh vật nơi sóng nước sơn thủy quen thuộc trên từng ngách đá, sao lại khó lòng dứt ra. Cứ mãi da diết, thôi thúc tìm về...