Lãnh đạo Sở NN&PTNT và huyện Yên Thủy kiểm tra sản xuất tại xóm Lòng, Yên Trị.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT và huyện Yên Thủy kiểm tra sản xuất tại xóm Lòng, Yên Trị.

(HBĐT) - Sáng 26/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT do Phó Giám đốc Sở Vương Đắc Hùng dẫn đầu đã kiểm tra sản xuất tại huyện Yên Thủy và Lạc Sơn.

 

Do thời tiết diễn biến khá thuận lợi và công tác chỉ đạo quyết liệt, huyện Yên Thủy cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo trồng vụ chiêm xuân năm 2015. Đến nay đã thực hiện được 93,7% kế hoạch, tăng 2,1% so  với cùng kỳ. Trong đó diện tích lúa cấy thực hiện 450 ha, ngô đã trồng 1.350 ha, khoai lang 125 ha, sắn 1.100 ha, mía 1.375 ha, lạc 1.750 ha…Hầu hết các xã thực hiện cấy trà muộn bằng giống ngắn ngày, cơ cấu giống lúa lai chiếm 40% diện tích, còn lại là giống lúa thuần, giống chất lượng cao. Huyện chuyển đổi gần 100 ha đất cấy lúa, đất cao, khó canh tác sang chuyên màu, bước đầu hình thành các vùng sản xuất cây màu tập trung cho hiệu quả như mía tím ở Lạc Thịnh, Đa Phúc; bầu bí ở Bảo Hiệu, Lạc Lương, rau ở Yên Lạc. Các loại cây trồng sinh trưởng tốt. Chăn nuôi phát triển ổn định, không có dịch bệnh xảy ra.  Huyện đang chỉ đạo các xã phấn đấu hoàn thành kế hoạch gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất, thực hiện phương châm không để đất trống, đồng thời triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thành các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác tạo sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

* Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Sở NN&PTNT tiếp tục kiểm tra sản xuất tại huyện Lạc Sơn.

 

Huyện Lạc Sơn đặt kế hoạch tổng diện tích gieo trồng 11.600 ha, trong đó cây lương thực có hạt 6.000 ha. Đến nay đã hoàn thành làm đất, cấy được 70% diện tích lúa. Huyện đang tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất, quản lý tốt dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đặt biệt đã không để xảy ra hiện tượng trâu, bò chết rét và dịch bệnh lớn. Huyện đang đưa mạnh cơ giới hóa vào sản xuất, phát triển một số loại cây trồng có lợi thế như mía tím, dổi, cam, bưởi da xanh, bưởi lòng đào. Đồng thời quyết liệt chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất, hoàn thành gieo cấy lúa vào ngày 5/3, các cây màu trước ngày 15/3.

 

Kiểm tra thực tế sản xuất, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Vương Đắc Hùng đề nghị huyện tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất bảo đảm khung thời vụ tốt nhất; quản lý chặt chẽ vật tư nông nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh; quản lý tốt các hồ, đập, điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm, phục vụ tưới dưỡng sau này, triển khai phương án chống hạn cho lúa và hoa màu; kiểm tra, rà soát các diện tích không hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây; thu hút các doanh nghiệp, HTX tìm kiếm giải pháp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

 

* Chiều ngày 26/2, đòan công tác liên ngành do đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó giám đốc Sở NN&PTNT làm trường đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Kim Bôi.

 

     

                   Đoàn kiểm tra đi kiểm tra mô hình trồng cam tại xã Mỵ Hoà.

 

Năm 2015, theo kế hoạch huyện Kim Bôi gieo trồng tổng diện tích 9.197 ha, trong đó gieo cấy 2.550 ha, đã làm đất được 2.400 ha và gieo trên 160 tấn mạ, trong đó giống lúa lai gần 41 tấn và gần 120 tấn lúa thuần. Đến ngày 26/2 toàn huyện đã cấy được 1.700 ha lúa, trồng được 500 ha ngô, 320 ha dưa các loại, 350 ha rau các loại.... Các địa phương đã chủ động chuẩn bị đủ lượng giống chuẩn bị phục vụ cho sản xuất và thực hiện gieo cấy theo khung thời vụ với các giống chủ lực như nhị ưu 838, nhị ưu 69, BC 15, Q5, Việt Lai 20. Trong đó giống lúa Việt lai 20 được huyện trợ giá 30.000 đồng/kg để hỗ trợ cho nhân dân trong sản xuất. Trong quá trình chăm sóc mạ, đảm bảo che phủ 100% diện tích do đó mạ sinh trưởng phát triển tốt không bị chết rét. Tình hình đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Các xã đã làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi, chủ động dự trữ thức ăn nên không có trâu, bò bị chết đói, rét. Đối với 150 ha có nguy cơ hạn, huyện chỉ đạo không cấy ép mà chuyển sang trồng màu. Công tác làm đất, nạo vét kênh mương, đắp bờ giữ nước được thực hiện có hiệu quả. Hiện tại bà con nông dân toàn huyện đang tích cực bám đồng, làm lại đất, bón phân hữu cơ cho ruộng, chủ động nước và sẽ tranh thủ thời tiết thuận lợi sẽ tiến hành hòan thành việc gieo cấy trong tháng 2.

 

Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn đã đi kiểm tra thực tế tình hình sản xuất tại các xã Mỵ Hoà và Trung Bì.

 

 

                                                Lê Chung – Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác

Cán bộ xóm Tân Thịnh, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) trên tuyến đường nội đồng nhân dân tự nguyện hiến đất, góp công xây dựng NTM.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lực lượng QLTT số 1, thành phố Hòa Bình nắm bắt diễn biến giá cả thị trường sau Tết tại chợ Phương Lâm.

Viettel Hòa Bình - Đơn vị tốp đầu trong đóng góp ngân sách tỉnh

(HBĐT) - Trong ngày cuối năm 2014, tập thể cán bộ, công nhân viên Viettel - Chi nhánh Hòa Bình tập trung cao độ trong hoạt động kinh doanh, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Những nỗ lực của Viettel Hòa Bình trong suốt những năm qua đã được đánh giá bằng những con số cụ thể với mức tăng trưởng vượt bậc năm sau cao hơn năm trước. Nhờ đó, Viettel Hòa Bình luôn là đơn vị trong tốp đầu đóng góp vào ngân sách tỉnh với con số hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Đầu tư hạ tầng cơ sở vùng khó khăn Lạc Sỹ

(HBĐT) - Lạc Sỹ còn nhiều khó khăn nhưng mấy năm nay, hạ tầng KT -XH được đầu tư và phát huy hiệu quả, cải thiện cuộc sống, sản xuất của người dân. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Quách Hương Lam cho biết: Lạc Sỹ là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Yên Thủy gần 20 km, nguồn sống người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Con đường liên xã nối đường Hồ Chí Minh được đầu tư từ nhiều năm trước đến nay vẫn phát huy tác dụng, phá thế cô lập của xã, góp giao lưu, thông thương hàng hóa.

Từ 15 giờ 24-2, sử dụng Quỹ Bình ổn giá để giữ ổn định giá xăng dầu

Ngày 24-2, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối giữ ổn định giá bán các chủng loại xăng dầu và điều chỉnh mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

“Cây bạc triệu” trên đồng đất Hòa Bình

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, hiện nay, cây có múi chiếm khoảng 15% diện tích cây ăn quả, song giá trị so sánh lại chiếm tới 40% giá trị cây ăn quả. Với hiệu quả kinh tế nổi bật và tính ổn định cao, các loại cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh... đã trở thành những “cây bạc triệu” trên đồng đất Hòa Bình, được lựa chọn là cây chủ lực làm giàu cho hàng nghìn hộ nông dân trong toàn tỉnh.

Khi người nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Bức tranh NTM với các mảng màu xanh ngắt từ đồng ruộng trù phú đến giao thông nông thôn, khu dân cư, trường học đã được các địa phương quy hoạch cụ thể. Phong trào xây dựng NTM của tỉnh ta đang khơi dậy từ mỗi người dân tham gia một cách tích cực, không trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước.

Niềm vui đón Tết ở xã đầu tiên cán địch NTM

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, không khí ở khắp làng trên, xóm dưới tại tất cả 8 xóm của xã Dũng Phong (Cao Phong) rộn ràng hẳn lên. Xóm nào cũng vang lời ca, tiếng hát, điệu nhạc tập luyện để thi tài tại hội thao mừng Đảng, mừng xuân của người cao tuổi xã. Nói là ngày vui của Hội Người cao tuổi nhưng đã thu hút hàng ngàn người đến xem, cổ vũ với các phần thi dưỡng sinh, bóng chuyền hơi và mỗi chi hội 3 tiết mục văn nghệ. Tiếng cồng chiêng, thường rang hay những bài hát mới do chính những lão nông sáng tác làm rộn rã lòng người, đánh thức những nụ hoa đào bung nở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục