Nông dân xã Hạ Bì, Kim Bôi tập trung làm cỏ chăm sóc lúa chiêm - xuân.
(HBĐT) - Thời tiết sau Tết có nắng ấm, thuận lợi cho cây lúa xuân nhanh bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh, những ngày này trên khắp các cánh đồng, bà con nông dân huyện Kim Bôi đang tập trung xuống đồng chăm sóc làm cỏ, chăm bón và tỉa dặm cho lúa vụ chiêm - xuân. Đây là thời điểm phù hợp để nông dân đầu tư bón thúc kịp thời vụ để lúa đẻ nhánh hữu hiệu, đảm bảo giành năng suất cao.
Ngừng tay làm cỏ lúa, bà Bùi Thị Bích, xóm Sào, xã Hạ Bì phấn khởi cho biết: "ăn Tết xong khoảng mùng 6 là chúng tôi đã xuống đồng làm cỏ và bón thúc đạm kết hợp với kali cho lúa, ngoài ra, cũng phải kiểm tra đồng thường xuyên, không để sâu bệnh phát sinh đảm bảo cho lúa phát triển”. Theo kế hoạch, vụ chiêm - xuân năm nay, huyện Kim Bôi gieo cấy 2.550 ha, gieo trên 160 tấn mạ, trong đó, giống lúa lai gần 41 tấn và gần 120 tấn lúa thuần. Cơ cấu giống lúa lai khoảng 50%, có xã 90% lúa lai. Trong đó, chủ lực là các loại giống lúa lai, lúa thuần có năng suất chất lượng cao như: BC15, KD, Q5, Nhị ưu 838, Việt lai 20. Trong đó, giống lúa Việt lai 20 được huyện trợ giá 30.000 đồng/kg để hỗ trợ cho nhân dân trong sản xuất. Trong quá trình chăm sóc mạ, đảm bảo che phủ nilon 100% diện tích nên mạ sinh trưởng phát triển tốt, không bị chết rét. Qua rà soát, toàn huyện có khoảng 150 ha bị hạn rải rác ở các xã, nên bà con đã chủ động chuyển sang trồng màu có giá trị kinh tế cao, không cấy ép. Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, bà con đã bón thúc cho mỗi sào từ 5-6 kg đạm, 3 -4 kg kali kết hợp làm cỏ sục bùn, phát hiện các loại sâu bệnh để phòng trừ kịp thời.
Những năm qua, huyện Kim Bôi luôn tuân thủ nguyên tắc chiêm muộn, mùa sớm vì vậy, vụ xuân được coi là vụ ăn chắc. Cùng với các biện pháp KHKT vào thâm canh là kinh nghiệm của nông dân được áp dụng trong sản xuất. Ngoài ra, mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp đạt trên 97%. Đồng thời đôn đốc bà con tiết kiệm nguồn nước, không lãng phí. Đặc biệt, sau Tết Nguyên đán, nắng ấm kèm theo mưa phùn cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh hại phát sinh, ngoài các biện pháp đẩy mạnh đầu tư bón thúc, làm cỏ cho lúa, huyện đã chỉ đạo tất cả các xã và ngành nông nghiệp cắt cử cán bộ về cơ sở bám điểm chỉ đạo cùng với nông dân thường xuyên kiểm tra, thăm đồng phát hiện sớm mọi loại sâu bệnh, nhất là các đối tượng như rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, chuột hại….có thể phát sinh trên đồng ruộng để có biện pháp ngăn chăn kịp thời. Mặt khác, quản lý chặt chẽ nguồn nước ở các hồ, đập, có kế hoạch điều tiết hợp lý nguồn nước cho sản xuất và chủ động các phương án phòng - chống hạn.
Ông Bùi Văn Bộ, Phó phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết thêm: “Với điều kiện thời tiết hiện nay có độ ẩm cao nên thuận lợi cho một số đối tượng phát sinh gây hại như tập đoàn rầy, chuột hại cục bộ, thời gian tới, bà con cần tập trung xuống đồng bón thúc, yêu cầu ban nông nghiệp các xã kết hợp cán bộ kỹ thuật trạm BVTV thường xuyên bám ruộng đồng để điều tra, theo dõi phát hiện kịp thời mọi loại sâu bệnh, để khuyến cáo nhân dân phòng trừ kịp thời đảm bảo cho lúa phát triển tốt”.
Thu Trang
(HBĐT) - Thời tiết vụ đông xuân trên địa bàn huyện Tân Lạc thường xảy ra rét đậm, rét hại, những đợt sương giá, sương muối khiến nguồn thức ăn thô, xanh bị thiếu hụt nhiều.
(HBĐT) - Tiểu hợp phần Đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sản xuất - kinh doanh nhằm tạo mối liên kết giữa DN và người nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản.
(HBĐT) - Đến đầu năm 2015, xã Thượng Bì (Kim Bôi) mới hoàn thành được 6 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 18%... đặt ra nhiều khó khăn cho quá trình xây dựng NTM của xã.
(HBĐT) - Theo Phòng TN-MT huyện Mai Châu, hết tháng 2, toàn huyện đã hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 118 hộ và xác nhận hồ sơ thế chấp, bảo lãnh bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 37 trường hợp vay vốn ngân hàng; thường xuyên chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính theo quy định.
(HBĐT) - Chúng tôi trở lại Tân Lạc trong thời tiết se lạnh đầu xuân khi bưởi đơm hoa, kết trái, hương thơm ngào ngạt, quyến rũ trải dài dọc các xã Thanh Hối, Mãn Đức, Tử Nê, Đông Lai, Ngọc Mỹ trên QL 12B. Dư âm hạnh phúc thắng vụ bưởi năm trước với nguồn thu hàng chục tỷ đồng, được nghe người trồng bưởi kể cho nhau nghe xung quanh câu chuyện về cây bưởi tổ đang phát triển mạnh mẽ và mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây. Đông Lai là vùng đất của cây bưởi tổ. Bưởi tổ giờ đã không còn nhưng nguồn gen của nó đang được lưu giữ và phát triển mạnh.
(HBĐT) - Ngày 13/3, Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2014, triển khai công tác tín dụng năm 2015.