Từ sự giúp đỡ của các chương trình, dự án, người dân xã Pà Cò (Mai Châu) đã tiếp cận và nắm bắt kỹ thuật sản xuất chè sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao.
(HBĐT) - Là huyện vùng cao của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao nhưng những năm gần đây kết cấu hạ tầng huyện Mai Châu như điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang có sự chuyển dịch đúng hướng. Đó là nền tảng vững chắc để huyện Mai Châu đi lên bằng chính nội lực, tiềm năng, thế mạnh của mình.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cấp, ngành chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương nhằm tận dụng và phát huy hiệu quả tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên, từ đó xác định rõ các sản phẩm chủ lực, tránh đầu tư dàn trải. Từ các chương trình, dự án như: 134, 135, mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM..., huyện đã tập trung hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, bảo quản chế biến nông, lâm sản tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
Đồng chí Khà Văn Diện, Phó phòng NN&PTNT huyện Mai Châu cho biết: Năm 2014, ngành nông nghiệp huyện đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch. Trong đó đã gieo cấy được 1.999,3 ha lúa, năng suất đạt trên 53 tạ/ha; trồng 5.117,4 ha ngô, năng suất đạt trên 37 tạ/ha. Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện kế hoạch sản xuất theo đúng khung lịch thời vụ, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi những diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, các loại rau màu để tăng thu nhập cho người dân. Năm 2014, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt trên 10.000 ha, sản lượng lương thực dạng hạt đạt trên 27.000 tấn, bình quân lương thực trên 544 kg/người/năm. Phòng NN&PTNT phối hợp với các ban, ngành tổ chức tốt việc truyên truyền, tập huấn, chuyển giao KH-KT, thực hiện có hiệu quả trợ giá giống cây trồng, đầu tư phân bón cho nông dân, nhờ đó, tình hình an ninh lương thực trên địa bàn luôn đảm bảo.
Cùng với trồng trọt, huyện khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, gia trại. Tổ chức lại ngành chăn nuôi từ tự cung, tự cấp sang sản xuất chăn nuôi theo hướng đầu tư thành vùng sản xuất hàng hóa có quy mô, có kiểm soát tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện khoảng 250.000 con, sản lượng thịt hơi các loại đạt gần 4.000 tấn/ năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân tăng trên 8%/năm. Diện tích ao, hồ nuôi thủy sản trên 55 ha với sản lượng khai thác, nuôi trồng đạt trên 200 tấn mỗi năm.
Tuy là huyện nghèo, nguồn thu ngân sách còn thấp, song Mai Châu đã thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tư duy làm nông nghiệp của người dân không còn đơn lẻ, manh mún mà dần thay đổi theo hướng quy hoạch và tạo sự liên kết, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh như vùng sản xuất lúa tại các xã Mai Hạ, Chiềng Châu, Vạn Mai; vùng sản xuất gấc, tỏi tại Pù Bin, Bao La; vùng sản xuất rau an toàn tại xã Mai Hịch, thị trấn Mai Châu; vùng nuôi cá lồng bè tại Phúc Sạn, Tân Mai, Tân Dân...
Đồng chí Khà Văn Diện cho biết thêm: Để nông nghiệp phát triển bền vững, huyện đã có nghị quyết chuyên đề thực hiện các mục tiêu xây dựng NTM. Trong đó, đặc biệt chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Từ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng, cải tạo, mở mới hơn 57 km, đạt 114,2% so với kế hoạch. Làm mới, sửa chữa được 39 cầu, cống, duy tu, sửa chữa thường xuyên đường trục huyện được 76,3 km, nâng tổng chiều dài bê tông hóa, nhựa hóa đường giao thông từ huyện đến trung tâm 23 xã, thị trấn. Đây được coi là những “điểm nhấn”, “đòn bẩy” để thúc đẩy sự phát triển của một nền nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện trong những năm tới.
Thanh Hạnh
(Đài TT-TH Mai Châu)
(HBĐT) - Trong khuôn khổ hoạt động cải thiện dịch vụ công của Dự án PSARD năm 2014, toàn tỉnh đã xác định được hơn 1.000 nhu cầu, mở được khoảng 380 lớp học hiện trường (FFS) với 7.588 học viên tham gia, trong đó 54% là phụ nữ.
(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh vừa tổ chức tập huấn hướng dẫn quyết toán thuế theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, khai thuế GTGT theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC trên các ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế.
(HBĐT) - Thời tiết vụ đông xuân trên địa bàn huyện Tân Lạc thường xảy ra rét đậm, rét hại, những đợt sương giá, sương muối khiến nguồn thức ăn thô, xanh bị thiếu hụt nhiều.
(HBĐT) - Tiểu hợp phần Đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sản xuất - kinh doanh nhằm tạo mối liên kết giữa DN và người nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản.
(HBĐT) - Đến đầu năm 2015, xã Thượng Bì (Kim Bôi) mới hoàn thành được 6 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 18%... đặt ra nhiều khó khăn cho quá trình xây dựng NTM của xã.
(HBĐT) - Theo Phòng TN-MT huyện Mai Châu, hết tháng 2, toàn huyện đã hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 118 hộ và xác nhận hồ sơ thế chấp, bảo lãnh bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 37 trường hợp vay vốn ngân hàng; thường xuyên chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính theo quy định.