(HBĐT) - Với vai trò là người bạn đồng hành, những năm qua, các cấp bộ Đoàn huyện Đà Bắc đã chủ động phối hợp với NHCSXH huyện giúp thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp. Qua đó đạt được những kết quả tích cực, giúp thanh niên sản xuất hàng hoá tập trung, mở rộng SX-KD, dịch vụ, thu hút nhiều lao động và tạo nhiều việc làm mới cho thanh niên nông thôn, góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, hội cơ sở vững mạnh.

 

Bí thư Đoàn thanh niên huyện Đà Bắc Đinh Lê Huy cho biết: Hiệu quả từ nguồn vốn vay ưu đãi là không thể phủ nhận, song trên thực tế, nguồn vốn cho thanh niên nông thôn vay phát triển kinh tế còn hạn chế, trong khi nhu cầu rất lớn. Để tạo điều kiên cho thanh niên có việc làm ổn định, từng bước vươn lên, BTV Huyện đoàn chỉ đạo các cơ sở Đoàn rà soát lại những thanh niên có nhu cầu vay vốn lập hồ sơ và đề án SX-KD cụ thể, đồng thời tiến hành thẩm định giải ngân nguồn vốn cho những dự án khả thi. Hết năm 2014, tổng dư nợ do Đoàn thanh niên nhận uỷ thác từ NHCSXH gần 47 tỉ đồng với 2.357 hộ còn dư nợ ở 59 tổ TK&VV. Nhờ quản lý tốt nguồn vốn, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,55% tổng dư nợ.

 

Để nguồn vốn vay ưu đãi cho thanh niên phát huy hiệu quả, các cấp bộ Đoàn đã tăng cường quản lý, giám sát các nguồn vốn vay, tích cực phối hợp với NHCSXH huyện đôn đốc quá trình trả vốn vay đúng hạn, đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích. Thực hiện đối chiếu công khai dư nợ, lãi tiết kiệm đến hộ vay, xử lý nợ rủi ro, củng cố, kiện toàn tổ TK&VV; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, quy trình thủ tục vay vốn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của hộ vay được triển khai rộng rãi đến người dân và trên loa truyền thanh của xóm. Đồng thời, công tác thẩm định các mục đích vay được tiến hành chặt chẽ, thường xuyên, chú trọng nhân rộng những dự án tạo nhiều việc làm cho thanh niên vùng cao. Từ nguồn vốn vay ưu đãi đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả trong thanh niên như Đinh Văn Hiếu, Xa Văn Hân, xã Cao Sơn; Xa Văn Hùng, xã Mường Chiềng... với dự án SX-KD tổng hợp và mô hình kinh tế trang trại có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi tại vùng cao, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo.

 

 

 

 

                                                                      Hải Linh

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục