Huyện Tân Lạc phát triển được trên 200 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.   ảnh: Mô hình trồng bưởi của gia đình ông Trần Văn Hùng, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối cho thu nhập trên 600 triệu đồng /năm.

Huyện Tân Lạc phát triển được trên 200 ha bưởi đỏ, bưởi da xanh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. ảnh: Mô hình trồng bưởi của gia đình ông Trần Văn Hùng, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối cho thu nhập trên 600 triệu đồng /năm.

(HBĐT) - Sau 4 năm xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn huyện Tân Lạc có nhiều thay đổi, cuộc sống người dân không ngừng được cải thiện. 3 xã điểm Phong Phú, Địch Giáo, Tử Nê đang tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích năm 2015.

 

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Những năm qua, huyện Tân Lạc luôn xác định phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là giải pháp mang tính bền vững trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Vì thế, huyện tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi xã, có cơ chế, chính sách kịp thời hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Thực hiện Nghị quyết số 10 của Huyện uỷ về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh giai đoạn 2013-2020, đến nay, trên địa bàn huyện đã phát triển được trên 200 ha bưởi các loại, tập trung nhiều ở các xã Mãn Đức, Thanh Hối...

 

Thực tế trong quá trình xây dựng NTM, các xã đã tự tìm được thế mạnh riêng để khai thác hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân. Điển hình ở các xã Mãn Đức, Lỗ Sơn đã xây dựng được cánh đồng giá trị cao với các loại cây như bí thương phẩm, cây lấy hạt. Các xã Thanh Hối, Ngọc Mỹ phát triển khá mạnh chăn nuôi trâu, bò hàng hoá. Các xã vùng cao trồng ngô, su su, tỏi tía, trồng rừng kinh tế... Tuy nhiên, ở các xã vẫn còn tình trạng diện tích sản xuất của từng nông hộ còn nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng KH -KT vào sản xuất chưa triệt để, thiếu vốn sản xuất. Để đạt được tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM, việc trước mắt là thay đổi tập quán, nâng cao hiệu quả, năng suất, hướng tới sản xuất hàng hóa tập trung, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trong 4 năm (2011 - 2014), huyện đã thực hiện 19 mô hình phát triển sản xuất tập trung vào các mô hình chăn nuôi trâu, bò, nuôi cá, trồng trọt.. với hơn 1.000 hộ tham gia, tổng kinh phí trên 1,8 tỉ đồng. Các mô hình đều phù hợp với nhu cầu của người dân nên được nhân rộng và có hiệu quả kinh tế. Đến hết năm 2014, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 23 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,03%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 90%. Bên cạnh đó, ngành nghề nông thôn cũng được chú trọng phát triển, trên địa bàn huyện đã thành lập được một số cơ sở SX -KD như xưởng chế biến gỗ, sấy ngô, làm chổi chít... bước đầu đem lại hiệu quả, sản phẩm làm ra được tiêu thụ.

 

Phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một trong những mũi nhọn quan trọng của xây dựng NTM. Trong những năm qua, ở huyện Tân Lạc ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, các chương trình, dự án, huyện đã phát huy được sức mạnh cộng đồng, huy động sức người, sức của, tiền đóng góp của nhân dân để góp phần xây dựng hạ tầng nông thôn. Năm 2014, huyện được phân bổ trên 14 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện các công trình giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, nhà văn hoá. Theo thống kê, toàn huyện đã huy động được 7.121 hộ dân tham gia hiến 123, 13 ha đất các loại để làm đường GTNT và các công trình hạ tầng, trong đó, đất lúa có 33,37 ha, đất vườn 40,96 ha, đất thổ cư 30,44 ha, đất khác 18, 36 ha. Qua đánh giá, đến nay có 3 xã phấn đấu về đích năm 2015 đã đạt 16 tiêu chí. Toàn huyện có 15 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, 5 xã đạt từ 10-14 tiêu chí. Trên cơ sở nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được phân bổ năm 2015 trên 22 tỉ đồng, huyện đã phân bổ cho các xã xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó, ưu tiên cho 3 xã về đích.

 

Để chương trình xây dựng NTM mới đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới, huyện Tân Lạc tiếp tục tập trung phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, lấy nền tảng sức dân là cơ bản. Các ngành hỗ trợ, định hướng nhằm giúp các xã thực hiện các tiêu chí đã được đề ra. Tiếp tục huy động các nguồn lực, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ cho nông thôn, phát triển kinh tế gắn với nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, mục tiêu đến năm 2020 có 8 xã đạt chuẩn NTM.

 

 

                                                                 Đinh Thắng

 

Các tin khác

Hệ thống đường GTNT xã Mai Hạ (Mai Châu) được nhựa hóa đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân.
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành làm việc với UBND huyện lương Sơn.
Nhân dân xóm Quán Ngoài ( Đông Phong) làm đường dẫn nước về sinh hoạt.

“Chợ” mía Yên Nghiệp

(HBĐT) - Nói là “chợ” những thực chất là điểm tiêu thụ mía Yên Nghiệp- Lạc Sơn. Từ nhiều năm nay, điểm tiêu thụ mía trên quốc lộ 12 B, giáp đường Hồ Chí Minh trên địa bàn xã Yên Nghiệp trở thành nơi tiêu thụ nông sản quan trọng của bà con trồng mía huyện Lạc Sơn.

Chú trọng kết cấu hạ tầng trong phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020”. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Trung Hải – UVT.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành tham dự hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Xã Tu Lý thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(HBĐT) - Đưa tôi đi quanh xóm thăm những vườn bưởi, vườn thanh long, trồng rau màu, ông Nguyễn Hồng Vân, Trưởng xóm Kim Lý, xã Tu Lý (Đà Bắc) cho biết: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiều năm nay, bà con trong xóm mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trông hợp lý, nâng cao giá trị của đất, thu nhập cho gia đình. Trên những ruộng lúa 1 vụ, bà con chuyển sang trồng rau, mùa nào thức nấy. Sau vài năm, xóm đã trở thành “vựa rau” của huyện. Để mua được rau sạch nhiều gia đình ở thị trấn còn đến tận xóm mua về ăn. Không chỉ cung cấp rau trong địa bàn huyện, nhiều hộ còn mang ra TPHB bán. Đến nay, diện tích trồng rau của xóm trên 3 ha. Nhiều hộ chỉ từ 1.000 - 2.000 m2 trồng rau mỗi năm cho thu trên 100 triệu đồng.

Kết nối doanh nghiệp với nông dân - bài học kinh nghiệm sâu sắc từ huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Trong chuyến công tác về thị trấn Mường Khến (Tân Lạc), tôi đã từng nghe một cán bộ khối đoàn thể của thị trấn hỏi thăm: Chị đã từng nghe tên Công ty Nông nghiệp Mạnh Lý? Trụ sở chính của họ ở đâu, SX-KD những gì và đến nay có còn hoạt động? Tôi đã trả lời đồng chí cán bộ ấy một cách trung thực: Tôi chưa từng nghe. Tuy nhiên, qua vài câu đối thoại ngắn đó, tôi đã hiểu rằng sau câu hỏi đó có điều gì uẩn khúc. Bẵng đi một thời gian, đến tháng 3/2015, Báo Hoà Bình tiếp nhận một lá đơn phản ánh về việc: nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Lạc đã bị một công ty “ma” lừa đảo.

Người dân đóng góp bình quân 36% tổng chi phí hạng mục CDF

(HBĐT) - Trong 4 năm (2011 - 2014), ở 87 xã thuộc 11 huyện trong Dự án PSARD toàn tỉnh ước thực hiện trên, dưới 1.800 hạng mục CDF, tỷ lệ đóng góp của người dân trong tổng chi phí các hạng mục CDF trong các năm khoảng 36% với 3 loại đóng góp chủ yếu là góp công, hiến đất và góp tiền.

Thúc đẩy công khai minh bạch và sự tham gia của người dân vào quản lý ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Ngày 20/4, tại TPHB, đã diễn ra hội thảo giới thiệu dự án “Thúc đẩy công khai minh bạch và sự tham gia của người dân vào quản lý ngân sách Nhà nước”. Hội thảo do HĐND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục