Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nông dân xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ) đưa các giống ngô mới vào gieo trồng đem lại hiệu quả kinh tế.
(HBĐT) - Phương thức quản lý vốn uỷ thác ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tiễn được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Chất lượng tín dụng của NHCSXH được xây dựng vững chắc bằng các tiêu chí vốn cho vay đến đúng đối tượng, đúng chính sách, tiền được giải ngân đến tay hộ vay. Đó là những kinh nghiệm của Hội phụ nữ xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy).
Năm 2011, khi mới tách ra ở riêng, hộ anh Bùi Văn Quyền, thôn Bưa Cú khó khăn, thiếu thốn trăm bề, là hộ nghèo của xóm. Được tiếp cận vốn ưu đãi chương trình hộ nghèo với số vốn 15 triệu đồng, vợ chồng anh đã đầu tư vào nuôi lợn nái, lợn thịt, mỗi năm xuất 3 lứa lợn thịt, mỗi lứa 20-25 con. Nhờ chăm chỉ làm ăn, tích cóp, năm 2013, gia đình anh đã xây dựng được ngôi nhà khang trang. Năm 2014, gia đình anh thoát nghèo, trả hết nợ và tiếp tục vay 25 triệu đồng từ chương trình cận nghèo đầu tư mua máy tẽ ngô lưu động phục vụ bà con trong xóm, xã.
Trường hợp của gia đình anh Quyền chỉ là 1 trong hơn 100 hộ vay vốn ưu đãi có hiệu quả do Hội phụ nữ xã quản lý. Chị Chu Thị Thuý Hường, Chủ tịch HPN xã cho biết: Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Hội Phụ nữ xã phụ trách 3 tổ TK&VV ở 3 thôn Bưa Cú, Gốc Xanh và Tân Thành với 137 thành viên vay vốn. Tổng dư nợ do Hội quản lý 2.535 triệu đồng, thực hiện 8 chương trình tín dụng, chiếm 23,2% trong tổng dư nợ của cả xã, huy động tiết kiệm được gần 70 triệu đồng, không có nợ quá hạn, không có lãi tồn. Qua đánh giá các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Để giúp hộ vay vốn làm ăn có hiệu quả và thu hồi vốn, thu lãi tốt Hội đã thực hiện các giải pháp như mỗi tháng các tổ TK&VV họp với tổ viên ít nhất 1 lần. Trong các buổi họp, ban quản lý tổ chọn một số mô hình làm ăn có hiệu quả, cách làm hay giới thiệu cho các tổ viên học tập và làm theo, Hội thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tổ viên sử dụng vốn vay, trả lãi và dành dụm tiền gửi tiết kiệm hàng tháng. Có nhiều hộ làm kinh tế giỏi vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tổ chức Hội đã thực hiện nghiêm túc hợp đồng ủy thác ký với NHCSXH, tích cực chỉ đạo, giám sát, đôn đốc tổ TK&VV do Hội quản lý; chủ động phối hợp với các tổ trưởng; trưởng thôn tích cực vận động những hộ đến hạn, quá hạn, lãi tồn đọng; phối hợp với NHCSXH, chính quyền tuyên truyền, vận động tổ viên thực hiện đúng quy định của NHCSXH không để trường hợp nợ quá hạn. Tham gia đầy đủ các buổi giao dịch, giao ban hàng tháng tại xã với NHCSXH để nắm bắt, tổng hợp kết quả, tình hình hoạt động của các tổ TK&VV trong kỳ và kế hoạch kỳ tiếp theo... Thông báo, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH đến người nghèo, đối tượng chính sách và nhân dân. Hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra hoạt động của tổ TK&VV do Hội quản lý tại tổ và kiểm tra trực tiếp các hộ vay vốn để nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay, thực hiện đối chiếu công khai đến từng hộ vay 1 năm 1 lần để theo dõi, phối hợp chỉ đạo. Hàng quý và 6 tháng đều phối hợp với NHCSXH huyện đánh giá, phân loại tổ TK&VV làm cơ sở củng cố, sắp xếp lại tổ, đào tạo, tập huấn, xếp loại thi đua hàng năm. Do đó, công tác uỷ thác của xã luôn đạt kết quả cao. Nhờ làm tốt việc quản lý nguồn vốn ưu đãi, Hội phụ nữ xã Cố Nghĩa nhiều năm liền được tặng giấy khen.
Hải Linh
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện huyện Kim Bôi gần 20 km, Nuông Dăm là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, bộ mặt nông thôn của xã từng bước đổi thay. Tuy nhiên, để giảm nghèo bền vững vẫn là bài toán đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất, xã hội hóa nguồn lực đầu tư là phương châm sẽ được ngành NN&PTNT chú trọng thực hiện nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình tái cơ cấu ngành NN&PTNT đến năm 2020. Điều đó đồng nghĩa với việc phải thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, bám sát yêu cầu của thị trường để cung ứng những sản phẩm có giá trị gia tăng và tính bền vững cao.
(HBĐT) - Thu NSNN trên địa bàn tỉnh tháng 4/2015 ước đạt 128,3 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 693 tỷ đồng; trong đó, thu cân đối ngân sách 690 tỷ đồng, bằng 36% dự toán Thủ tướng Chính phủ và bằng 32% Nghị quyết HĐND tỉnh, thu quản lý qua NSNN ước đạt 3 tỷ đồng, bằng 3% Nghị quyết HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2015, huyện Lương Sơn đặt mục tiêu đưa 4 xã Nhuận Trạch, Liên Sơn, Hoà Sơn, Cao Thắng về đích NTM theo đúng lộ trình. Các xã này đã vượt qua chặng đường dài khó khăn để hoàn thành các tiêu chí NTM, hiện đang dồn lực để hoàn thành nốt các tiêu chí còn lại.
(HBĐT) - 49 năm trôi qua, giờ đây đã bước qua tuổi thất thập nhưng trong ký ức của ông Bùi Văn Kệnh, Xã Đội phó dân quân xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn in đậm thời khắc ông cùng đồng đội không quản ngại hiểm nguy chiến đấu với không lực Hoa Kỳ ngay trên vùng trời quê nhà. Bằng hai loạt súng trường, 6 chiến sỹ dân quân đã hạ được máy bay phản lực F105 của giặc Mỹ.
(HBĐT) - Mỗi dịp đầu năm, được chứng kiến du khách gần xa “đổ” về vùng lòng hồ sông Đà thăm quan, với các “tua” du lịch văn hoá - sinh thái, tâm linh mới thấy sức hấp dẫn thực sự của du lịch lòng hồ sông Đà. Từ cảng Bích Hạ lên, từ cảng Thung Nai (huyện Cao Phong) tới... trên bến, dưới thuyền, người người tấp nập trẩy hội, du ngoạn cùng sóng nước Hòa Bình. Lượng khách ngày càng đông, đó là một thực tế không thể phủ nhận. Theo dự tính của ngành chức năng, năm 2014 đã có khoảng 40 vạn lượt du khách đến với vùng lòng hồ Hoà Bình...