Công ty TNHH Pacific với nhu cầu thu mua nông sản hàng năm rất lớn được kỳ vọng sẽ trở thành đối tác đáng tin cậy giúp nông dân tỉnh ta giải quyết đầu ra cho một số loại nông sản. Ảnh: Công nhân Pacific sơ chế gừng tươi tại xưởng.

Công ty TNHH Pacific với nhu cầu thu mua nông sản hàng năm rất lớn được kỳ vọng sẽ trở thành đối tác đáng tin cậy giúp nông dân tỉnh ta giải quyết đầu ra cho một số loại nông sản. Ảnh: Công nhân Pacific sơ chế gừng tươi tại xưởng.

(HBĐT) - Doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất, xã hội hóa nguồn lực đầu tư là phương châm sẽ được ngành NN&PTNT chú trọng thực hiện nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình tái cơ cấu ngành NN&PTNT đến năm 2020. Điều đó đồng nghĩa với việc phải thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, bám sát yêu cầu của thị trường để cung ứng những sản phẩm có giá trị gia tăng và tính bền vững cao.

 

Kết nối doanh nghiệp và nông dân

Cuối tháng 3/2015, Sở NN&PTNT tổ chức cuộc họp giữa Công ty TNHH Pacific với đại diện các huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Đà Bắc và TP Hòa Bình. Cuộc họp đã khơi thông nhiều vấn đề nhằm thúc đẩy liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản giữa một bên là nông dân các huyện, thành phố với một bên là Công ty Pacific  một doanh nghiệp lớn 100% vốn đầu tư Nhật Bản (vốn điều lệ 1.380.000 USD), hoạt động trong lĩnh vực trồng và chế biến hàng nông sản, có trụ sở chính tại TP Hòa Bình.

Công ty TNHH Pacific đã và đang thực hiện dự án trồng, chế biến rau quả nông sản xuất khẩu, sản lượng xuất khẩu khoảng 5.000 tấn sản phẩm/năm. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là dưa chuột muối, gừng muối, gừng muối, lá ớt muối, quả ớt muối, quả su su muối, gia công củ kiệu muối; Ngoài ra còn có các sản phẩm bán trong nước gồm dưa chuột muối, gừng muối kiểu Nhật Bản. Ông Phạm Duy Khoa, Phó Giám đốc Công ty cho biết: Công ty đã có hơn 20 năm hoạt động tại Hòa Bình (từ năm 1993 đến nay). Với hoạt động sản xuất - kinh doanh ổn định và đạt hiệu quả cao, Công ty luôn duy trì công suất thu mua sản lượng gừng tươi khoảng 5.000 tấn/năm, dưa chuột tươi 21.000 tấn/năm, lá ớt tươi 200 tấn/năm, quả ớt tươi 400 tấn/năm Nhu cầu thu mua các mặt hàng nông sản là rất lớn, Công ty chủ yếu khai thác vùng nguyên liệu tại các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà Nam, Hà Nội, thậm chí tại các tỉnh, thành xa như Quảng Nam, Bắc Kạn, Tuyên Quang...

 

Phó Giám đốc Phạm Duy Khoa nhấn mạnh: Điều đáng tiếc cho cả doanh nghiệp và địa phương là từ trước đến nay, công ty chưa khai thác được vùng nguyên liệu tại Hòa Bình mặc dù trụ sở chính đặt tại tỉnh. Trong khi đó, qua khảo sát thực tế Công ty xác định một số huyện như Tân Lạc, Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn và Hòa Bình có nhiều điều kiện phù hợp để trở thành vùng sản xuất tập trung chuyên cung cấp nguyên liệu cho công ty. Chính vì vậy, Công ty TNHH Pacific mong muốn hợp tác với các địa phương để thực hiện chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản, trọng tâm là 5 loại cây trồng thuộc nhóm rau củ quả: dưa chuột, gừng, ớt, cà tím, tía tô.

 

Kết nối doanh nghiệp và nông dân để thực hiện chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, đây cũng chính là định hướng xuyên suốt của ngành NN&PTNT trong nỗ lực tái cơ cấu ngành. Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT trao đổi: Tỉnh ta khuyến khích phát triển các nhóm nông dân liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất  tiêu thụ nông sản với nông dân. Tại buổi làm việc giữa Công ty Pacific và đại diện một số huyện, thành phố của tỉnh, các đại biểu đã đạt được sự thống nhất cao về  thúc đẩy liên kết sản xuất  tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân địa phương và doanh nghiệp. Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và địa phương, Sở NN&PTNT đã đưa ra một số nội dung đề nghị hai bên cùng hợp tác thực hiện để xúc tiến thành công việc liên doanh, liên kết trong thời gian tới. Sở NN&PTNT giao Chi cục BVTV là đơn vị đầu mối có trách nhiệm xây dựng và tham mưu kế hoạch liên kết sản xuất  tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân các địa phương và Công ty TNHH Pacific. Đây là động thái tích cực nhằm thu hút nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, thực hiện phương châm doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa nguồn lực đầu tư.

 

 

Từng bước nâng cao vai trò của doanh nghiệp

 

Được biết, trong Đề án Tái cơ cấu ngành NN&PTNT theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo một trong bốn định hướng trọng tâm để thực hiện tái cơ cấu ngành NN&PTNT là: bám sát yêu cầu thị trường, từng bước nâng cao vai trò của doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp hóa, liên kết hóa và xã hội hóa đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó, doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

 

Như vậy, cùng với chủ trương tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế vào quá trình tái cơ cấu ngành NN&PTNT, vai trò của doanh nghiệp sẽ từng bước được nâng cao, tạo động lực mạnh mẽ đưa ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 176 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 17 doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp, 7 doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó có 16 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm; 33 doanh nghiệp chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; 2.900 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm với khoảng 3.550 lao động; hơn 670 cơ sở chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa với khoảng 1.760 lao động; 6 cơ sở sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy Hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng NTM của địa phương.

Tiếp tục nâng cao vai trò của doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp hóa, liên kết hóa và xã hội hóa đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh chỉ đạo: Thực hiện doanh nghiệp hóa nông sản chủ lực theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ để nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp và người sản xuất để tạo động lực phát triển sản xuất. Thực hiện liên kết hóa sản xuất giữa hộ nông dân và doanh nghiệp nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh, từng bước khắc phục những hạn chế của mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ. Thực hiện xã hội hóa nguồn lực đầu tư để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và đa dạng hóa hình thức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, huy động các doanh nghiệp lớn vào đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa. Đây là những định hướng quan trọng hứa hẹn sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy nông nghiệp  nông thôn phát triển bền vững cả về KT-XH và môi trường.

 

 

                                                                            Thu Trang

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lãnh đạo xã Nhuận Trạch trao đổi với BCĐ 800 tỉnh và huyện Lương Sơn về vị trí quy hoạch xây dựng khu thể thao trung tâm xã.
49 năm đã trôi qua, ký ức thời chống Mỹ vẫn in đậm  trong tâm trí của Xã Đội phó dân quân xã Thu Phong Bùi Văn Kệnh.
Hiện nay, du khách đến lòng hồ Hòa Bình chủ yếu theo các

Thông xe kỹ thuật cầu Lựa - Lạc Thủy

(HBĐT) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Lạc Thủy và Sở GT - VT về tình hình giải phóng mặt bằng và triển khai dự án cải tạo, nâng cấp QL 21 A- Lạc Thủy đặt mục tiêu đến 30/4/2015 hoàn thành thi công cầu Lựa, sáng nay 29/4, Chủ đầu tư Sở GT - VT và Nhà thầu thi công là Công ty Hoàng Sơn đã khẩn trương hoàn thiện thi công và thảm những mét bê tông nhựa cuối cùng, tổ chức thông xe kỹ thuật cầu Lựa.

Về nơi in dấu chân đoàn quân Tây Tiến

(HBĐT) - Vào những ngày cuối tháng 4, chúng tôi về xã Thượng Cốc là một trong những xã của huyện Lạc Sơn in dấu ấn nhiều nhất các cuộc kháng chiến cứu nước. Giao thông đi lại thuận lợi, hai bên đường là những ruộng lúa, mía, rừng keo xanh mướt, rồi từng tốp học sinh đến trường trong những bộ đồng phục mới cảm nhận được sự đổi thay nơi đây.

Cao Phong chuyển mình bứt phá

(HBĐT) - Cao Phong, huyện trẻ nhất của tỉnh thành lập cách đây 14 năm sau khi được tách từ huyện Kỳ Sơn. Quá trình xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, huyện đã chuyển mình và bứt phá mạnh mẽ.

Ghi từ vùng động lực kinh tế Kỳ Sơn

(HBĐT) - Trong không khí chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp về Kỳ Sơn - mảnh đất anh dũng, kiên cường trong thời kỳ kháng chiến. Nơi đây, trong chiến tranh, quân và dân toàn huyện đã chiến đấu quên mình góp phần giành, giữ độc lập của dân tộc.

Nhuận Trạch ngày mới

(HBĐT) - Là 1 trong 5 xã, thị trấn của huyện Lương Sơn được Đảng và Nhà nước phong tặng Anh hùng LLVT thời kỳ chống Pháp, xã Nhuận Trạch đang có những bước chuyển mình vững chắc trong phát triển KT -XH và là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua của huyện. Đặc biệt, xã đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM và đang hoàn thiện các thủ tục để được công nhận xã NTM.

Thu NSNN đạt trên 26% dự toán giao

(HBĐT) - Theo UBND huyện Mai Châu, trong quí I, huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả dự toán thu - chi NSNN, các khoản thu đều đạt và vượt so với cùng kỳ và dự toán giao, chi đảm bảo đúng, đủ và tiết kiệm. Kết quả tổng thu NSNN 3 tháng đầu năm trên địa bàn đạt 8, 630 tỷ đồng, đạt 26,14% dự toán giao; tổng thu ngân sách cấp huyện 89, 132 tỷ đồng, đạt 28,65% dự toán; tổng thu ngân sách cấp xã 26, 784 tỷ đồng, đạt 27,62% dự toán. Cũng trong 3 tháng, tổng chi ngân sách cấp huyện là 63, 501 tỷ đồng, bằng 24,99% dự toán; tổng chi ngân sách cấp xã 21, 459 tỷ đồng, bằng 25,49% dự toán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục