Cán bộ xã Nuông Dăm (Kim Bôi) đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả công việc.
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện huyện Kim Bôi gần 20 km, Nuông Dăm là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, bộ mặt nông thôn của xã từng bước đổi thay. Tuy nhiên, để giảm nghèo bền vững vẫn là bài toán đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn.
Bí thư Đảng uỷ xã Nguyễn Văn Thiểm chia sẻ: Nhờ các Chương trình 134, 135, Dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn góp phần làm cho bộ mặt Nuông Dăm ngày càng thay đổi. Từ năm 2001 đến nay, xã đã được đầu tư làm mới, nâng cấp hệ thống điện, đường, trường, trạm từ các chương trình, dự án dành cho xã nghèo, đặc biệt khó khăn. Đến nay, 100% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Cơ sở hạ tầng các trường mầm non, tiểu học, THCS được đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Bên cạnh đó, để người dân có điều kiện phát triển sản xuất, các chương trình, dự án còn hỗ trợ tư liệu sản xuất, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Trong cơ cấu kinh tế của xã, nông- lâm nghiệp, chăn nuôi vẫn là chủ yếu, chiếm trên 70%. Hàng năm, diện tích cấy lúa 2 vụ của xã có 238 ha. Đến nay, 90% nông dân trên địa bàn đưa các giống lúa mới vào gieo cấy, năng suất bình quân đạt 58 tạ/ha. Người dân còn duy trì 75 ha ngô, năng suất bình quân 35 tạ/ha và trên 60 ha rau, đậu các loại. Cùng với trồng trọt, phát triển chăn nuôi với tổng đàn gia súc, gia cầm 33.796 con. Bên cạnh đó, rừng cũng được xác định là thế mạnh trong phát triển kinh tế của xã. Hiện nay, cả xã có 1.200 rừng sản xuất ổn định, độ che phủ rừng đạt 60%. Hàng năm có khoảng 300 ha rừng đến chu kỳ khai thác. Mỗi ha rừng cho thu về bình quân 40 triệu đồng (trừ chi phí).
Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Văn Thiểm, phát triển nông nghiệp cơ bản đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Nhưng kinh tế rừng một chu kỳ kéo dài 5 năm cũng chỉ đảm bảo tăng thêm thu nhập cho bà con. Năm 2014, thu nhập bình quân của xã mới đạt 10,5 triệu đồng/người. Cuộc sống người dân tuy đã cải thiện nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 28,5%, hộ cận nghèo 49,3%. Để tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững là bài toán khó với Đảng bộ, chính quyền xã. Bên cạnh đó, tuy cơ sở hạ tầng của được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tuyến đường giao thông về các xóm Nuông Trung, Nuông Hạ, Nuông Thượng dài 4 km nhưng đi lại vất vả, đặc biệt là vào mùa mưa. Tuyến đường đến Suối Lội, Vẹt Vòi đã xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng việc sinh hoạt, lưu thông hàng hoá của nhân dân. Hệ thống kênh, mương chưa được đầu tư đồng bộ, phần lớn diện tích cấy lúa của xã phụ thuộc vào tự nhiên nên năng suất, sản lượng không ổn định. Cùng với đó, trên địa bàn xã không có ngành nghề phụ, không có các doanh nghiệp nên số người đến độ tuổi lao động không tìm được việc làm phải đi làm ăn xa cũng là vấn đề đặt ra đối với công tác xoá đói- giảm nghèo trên địa bàn.
Trong thời gian tới, để tìm hướng giảm nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền và người dân trong xã rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư đường giao thông về các xóm, hệ thống kênh mương, tạo điều kiện phát triển KT-XH. Cùng với đó, xã kết hợp với các ngành chức năng mở các lớp dạy nghề phù hợp gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân. Bên cạnh đó, xã tập trung chỉ đạo bà con tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi, đưa các giống cây trồng, vật nuôi đem lại thu nhập cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường vào sản xuất. Khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế rừng để tăng thu nhập.
Hương Lan
(HBĐT) - Mỗi dịp đầu năm, được chứng kiến du khách gần xa “đổ” về vùng lòng hồ sông Đà thăm quan, với các “tua” du lịch văn hoá - sinh thái, tâm linh mới thấy sức hấp dẫn thực sự của du lịch lòng hồ sông Đà. Từ cảng Bích Hạ lên, từ cảng Thung Nai (huyện Cao Phong) tới... trên bến, dưới thuyền, người người tấp nập trẩy hội, du ngoạn cùng sóng nước Hòa Bình. Lượng khách ngày càng đông, đó là một thực tế không thể phủ nhận. Theo dự tính của ngành chức năng, năm 2014 đã có khoảng 40 vạn lượt du khách đến với vùng lòng hồ Hoà Bình...
(HBĐT) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Lạc Thủy và Sở GT - VT về tình hình giải phóng mặt bằng và triển khai dự án cải tạo, nâng cấp QL 21 A- Lạc Thủy đặt mục tiêu đến 30/4/2015 hoàn thành thi công cầu Lựa, sáng nay 29/4, Chủ đầu tư Sở GT - VT và Nhà thầu thi công là Công ty Hoàng Sơn đã khẩn trương hoàn thiện thi công và thảm những mét bê tông nhựa cuối cùng, tổ chức thông xe kỹ thuật cầu Lựa.
(HBĐT) - Vào những ngày cuối tháng 4, chúng tôi về xã Thượng Cốc là một trong những xã của huyện Lạc Sơn in dấu ấn nhiều nhất các cuộc kháng chiến cứu nước. Giao thông đi lại thuận lợi, hai bên đường là những ruộng lúa, mía, rừng keo xanh mướt, rồi từng tốp học sinh đến trường trong những bộ đồng phục mới cảm nhận được sự đổi thay nơi đây.
(HBĐT) - Cao Phong, huyện trẻ nhất của tỉnh thành lập cách đây 14 năm sau khi được tách từ huyện Kỳ Sơn. Quá trình xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, huyện đã chuyển mình và bứt phá mạnh mẽ.
(HBĐT) - Trong không khí chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp về Kỳ Sơn - mảnh đất anh dũng, kiên cường trong thời kỳ kháng chiến. Nơi đây, trong chiến tranh, quân và dân toàn huyện đã chiến đấu quên mình góp phần giành, giữ độc lập của dân tộc.
(HBĐT) - Là 1 trong 5 xã, thị trấn của huyện Lương Sơn được Đảng và Nhà nước phong tặng Anh hùng LLVT thời kỳ chống Pháp, xã Nhuận Trạch đang có những bước chuyển mình vững chắc trong phát triển KT -XH và là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua của huyện. Đặc biệt, xã đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM và đang hoàn thiện các thủ tục để được công nhận xã NTM.