Giao dịch định kỳ của các tổ TK&VV xã Cao Sơn và cán bộ NHCSXH huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Những năm qua, được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và NHCSXH huyện Đà Bắc, Ban XĐ-GN xã Cao Sơn đã quản lý, điều hành tốt các chương trình tín dụng của NHCSXH xã, thúc đẩy các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể góp phần vào sự phát triển KT-XH trên địa bàn, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm, bộ mặt nông thôn được đổi mới.
Ban XĐ-GN xã phối hợp với NHCSXH huyện triển khai cho các tổ chức CT-XH, các tổ TK&VV thực hiện nghiêm túc nội dung 6 công đoạn và 12 nhiệm vụ của hợp đồng ủy thác. Đề xuất với NHCSXH huyện đầu tư vốn vay cho các chương trình tín dụng ưu đãi để người dân có vốn SX-KD, chăn nuôi gia súc sinh sản, góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa và thực hiện có hiệu quả chương trình XĐ-GN.
Ban XĐ-GN tổ chức giao ban hàng tháng gồm các thành viên BCĐ, cán bộ tín dụng, thông qua các hoạt động thu lãi, trả gốc, giải ngân, phản ánh các thông tin tình hình sử dụng vốn, những thuận lợi, khó khăn trong tháng để có các biện pháp khắc phục kịp thời. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc bình xét cho vay và sử dụng vốn vay đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, do đó, xã không có trường hợp nợ quá hạn, không có trường hợp xâm tiêu tiền lãi hoặc gốc của các thành viên.
Các nguồn vốn đều được họp bàn, thống nhất dân chủ, công khai, vì vậy, Ban XĐ-GN xã đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu tín dụng được giao. Đến nay, tổng dư nợ trên địa bàn xã đạt 20.295 triệu đồng với 1.485 hộ còn dư nợ thực hiện 8 chương trình tín dụng. Trong đó, dư nợ hộ nghèo cao nhất 7.055 triệu đồng với 338 hộ vay, hộ cận nghèo dư nợ 2.887 triệu đồng 123 hộ vay, Chương trình NS&VSMTNT dư nợ 3.325 triệu đồng, 549 hộ, SX-KD dư nợ 3.967 triệu đồng với 196 hộ... huy động tiết kiệm đạt 200 triệu đồng.
Ông Bàn Thanh Xuân, Phó Ban XĐ-GN xã Cao Sơn cho biết: Từ nhận thức đúng đắn về chủ trương XĐ-GN cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã tranh thủ nguồn lực của Nhà nước, xã hội và huy động nguồn lực của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế. Qua rà soát, năm 2014, hộ nghèo trong toàn xã giảm 34 hộ; hộ cận nghèo giảm 116 hộ, tổng thu nhập toàn xã hội đạt 72 tỉ đồng, thu nhập bình quân đạt 17 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, xã còn nhiều khó khăn như địa bàn dân cư rộng, cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là đường giao thông đến các xóm rất khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế hộ gia đình chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, sản xuất không tập trung. Nhu cầu sử dụng vốn của người dân khá cao, song nguồn vốn chưa đảm bảo... Do đó, xã mong muốn được phân bổ nguồn vốn cận nghèo cao hơn để giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, tăng phụ cấp hoạt động cho cán bộ chuyên trách để họ có trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công việc.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Năm qua, tất cả các điểm giao dịch của NHCSXH tại 15 xã, phường trên địa bàn thành phố Hòa Bình đều được củng cố, thuận lợi cho người dân có điều kiện tham gia vào việc giám sát ngay tại cơ sở về hoạt động của NHCSXH. Tất cả các điểm giao dịch đều hoạt động nề nếp, ổn định theo lịch cố định tối thiểu 1 tháng/lần với trên 80% khối lượng giao dịch với khách hàng được thực hiện tại xã.
(HBĐT) - Sáng 5/5, huyện Tân Lạc tổ chức tập huấn điều tra thu thập, xử lý thông tin biến động cung - cầu lao động năm 2015 cho trên 300 người là trưởng các thôn, xóm, lãnh đạo UBND và cán bộ LĐ- TB&XH 24 xã, thị trấn trên địa bàn.
(HBĐT) - Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao năm 2015 là 1.358,471 tỷ đồng, đã phân bổ và thông báo chi tiết đến từng dự án.
(HBĐT) - Trong tháng 4/2015, tỉnh ta cấp mới 3 giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 69,7 tỷ đồng; trong đó có 2 dự án trong nước với số vốn đăng ký 54,7 tỷ đồng và 1 dự án FDI với số vốn đăng ký 0,7 triệu USD.
(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện huyện Kim Bôi gần 20 km, Nuông Dăm là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, bộ mặt nông thôn của xã từng bước đổi thay. Tuy nhiên, để giảm nghèo bền vững vẫn là bài toán đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Doanh nghiệp hóa sản phẩm, liên kết hóa sản xuất, xã hội hóa nguồn lực đầu tư là phương châm sẽ được ngành NN&PTNT chú trọng thực hiện nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình tái cơ cấu ngành NN&PTNT đến năm 2020. Điều đó đồng nghĩa với việc phải thúc đẩy sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, bám sát yêu cầu của thị trường để cung ứng những sản phẩm có giá trị gia tăng và tính bền vững cao.