Từ vốn vay ưu đãi, hộ nghèo bản Dao, xóm Đồng Chụa, xã Thống Nhất (TPHB) có vốn mua bò phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Đồng Chụa, xã Thống Nhất (TPHB) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2006 do tổ chức Hội phụ nữ quản lý. Tổ có 58 hội viên với tổng dư nợ 1.636 triệu đồng, thực hiện 5 chương trình tín dụng là cho vay hộ nghèo, cận nghèo, HS-SV, NS&VSMT, cho vay hộ SX -KD vùng khó khăn. Trong những năm qua, tổ không phát sinh nợ quá hạn, không có lãi tồn đọng, các tổ viên chấp hành tốt việc trả nợ, trả lãi khi đến hạn. Các hộ vay đều phát huy hiệu quả của đồng vốn vay, sử dụng đúng mục đích. Ngoài ra, các hộ còn gửi tiền tiết kiệm thông qua tổ TK &VV hàng tháng, đến nay tổ có số dư tiền gửi tiết kiệm 13 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Bình, tổ trưởng tổ TK &VV xóm Đồng Chụa cho biết: Trong những năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH đã đem lại cuộc sống ngày một tốt hơn cho người dân. Điển hình như hộ anh Bàn Tiến Thọ là hộ nghèo của xóm, xã, 2 vợ chồng bị tàn tật nên cuộc sống khó khăn. Năm 2005, gia đình được xã hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết. Năm 2012, gia đình được vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo mua 2 con bò, khi bò sinh sản bán bê lấy tiền lợp mái tôn, xây bếp, kéo điện, mua tivi... Hiện tại, trong chuồng có 2 bò mẹ và 1 con bê. Hàng tháng, hộ trả lãi đúng hạn không để lãi tồn. Đây được đánh gia là hộ gia đình sử dụng vốn vay hiệu quả, đang tự chủ vươn lên xóa nghèo, phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra còn nhiều hộ được tiếp cận vốn HS -SV giúp giảm bớt gánh nặng nuôi con ăn học.
Trao đổi về kinh nghiệm quản lý tổ, bà Bình chia sẻ: Ban quản lý tổ TK &VV phải nắm được nhu cầu vay vốn của từng hộ để đề xuất với các cấp hướng đầu tư vốn phù hợp, không ngừng nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ viên trong vay, trả ngân hàng. Để có được kết quả trên, tôi đã cùng với các thành viên trong Ban quản lý tổ, cán bộ của Hội phụ nữ xã vận động các hộ vay vốn NHCSXH, hướng dẫn họ cách sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả, đặc biệt là tiết kiệm chi tiêu để tích luỹ thu nhập trả lãi hàng tháng và trả nợ gốc khi đến hạn. Thường xuyên phối hợp với các tổ chức bình xét khả năng cho vay và trả nợ vay. Luôn bám sát và phân theo từng nhóm hộ vay thành nhiều đối tượng nhằm đảm bảo đồng vốn được an toàn và khích lệ trong sản xuất, có biện pháp cụ thể để đôn đốc hộ vay trả đúng, đủ khi đến hạn. Thường xuyên nhắc các hộ về kế hoạch trả nợ gốc để tạo cho họ có ý thức, trách nhiệm với đồng vốn vay, ban quản lý không tự đặt ra các quy định của tổ mà mọi quy định của tổ đều đưa ra họp bàn thống nhất, công khai việc vay vốn của từng gia đình, việc thu nộp lãi, tiết kiệm của các hộ vay được ghi chép rõ ràng, giải thích cho hộ vay phải nộp lãi đủ theo từng tháng để dễ theo dõi và tránh nhầm lẫn. Ngoài ra còn phải kể đến sự quan tâm, quản lý sát sao và hướng dẫn tận tình của cán bộ NHCSXH, các biểu mẫu, bảng kê thu nộp lãi, biên lai hàng tháng, hồ sơ vay vốn dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ theo dõi cho tổ trưởng và các hộ vay, tránh được sự lạm dụng vốn của ban quản lý tổ. Tuy nhiên, địa bàn xã không còn nằm trong diện thực hiện chương trình tín dụng SX -KD vùng khó khăn nên các hộ rất mong được tiếp cận với chương trình tín dụng khác để nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ thực sự là động lực thúc đẩy xoá đói - giảm nghèo tại xã.
Hải Linh
(HBĐT) - Cục thuế tỉnh tổ chức tọa đàm với chủ đề "Kỹ năng kiểm tra, thanh tra thuế".
(HBĐT) - Nhanh nhạy trong ứng dụng khoa học công nghệ, đưa các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn, nông dân huyện Lương Sơn là lực lượng tiên phong trong phong trào thi đua SX -KD giỏi, góp phần thúc đẩy công cuộc giảm nghèo ở địa phương.
(HBĐT) - Đến Noong Luông (Mai Châu) tìm hiểu về phong trào xây dựng NTM, chúng tôi thực sự ấn tượng bởi sự đồng lòng, chung sức của bà con nơi đây. Là xã nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, khả năng đóng góp bằng tiền cho xây dựng NTM không dễ nhưng với nhận thức làm NTM là cho chính mình, bằng sức mình, bà con nơi đây đã tự nguyện đóng góp ngày công lao động tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng và hiến đất để mở rộng đường. Theo thống kê chưa đầy đủ, người dân đã đóng góp trên 600 ngày công và hiến 5.000 m2 đất các loại để xây dựng các công trình dân sinh.
(HBĐT) - Những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, TT Chi Nê (Lạc Thuỷ) đã xuất hiện nhiều tấm gương NCT năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, giàu chính đáng trên đồng đất quê hương bằng đôi tay, khối óc của mình. Trong đó, nhiều mô hình kinh tế phát triển theo hướng mới đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình và niềm vui trong cuộc sống của NCT. Ông Bùi Văn Chung ở khu 13 là một trong những người như thế.
(HBĐT) - Cuối tháng 5 cũng là cuối vụ thu hoạch dưa hấu, dưa bở của nông dân huyện Kim Bôi. Dọc tuyến đường 21 từ xã Tú Sơn, Đông Bắc đến Nam Thượng, Sào Báy vẫn rải rác khá nhiều điểm bán dưa. Giá bán của hai loại nông sản hàng hóa vào thời điểm này không làm cho người nông dân vui.
(HBĐT) - Kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các HTX luôn được xác định là thành phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện của KT- XH. Tuy nhiên, thực tiễn tại tỉnh ta cho thấy, khu vực kinh tế này đang tồn tại nhiều hạn chế đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng tới phát triển bền vững.