Trang trại nuôi cá lồng của Công ty Minh Tín  tại xã Thung Nai (Cao Phong) áp dụng quy trình  sản xuất khép kín, cho hiệu quả khả quan.

Trang trại nuôi cá lồng của Công ty Minh Tín tại xã Thung Nai (Cao Phong) áp dụng quy trình sản xuất khép kín, cho hiệu quả khả quan.

(HBĐT) - Hồ thủy điện Hòa Bình (hồ sông Đà) địa phận tỉnh ta có diện tích mặt nước 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình, là tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Tỉnh đã quy hoạch và đang triển khai những giải pháp cụ thể, tạo “cú huých” khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù của vùng hồ phát triển nghề cá theo hướng sản xuất hàng hóa.

 

“Kho tàng” quý báu về nguồn thủy sản

 

Hồ sông Đà được giới chuyên môn cho là “kho tàng” quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Với diện tích gần 9.000 ha, dung tích trên 9 tỷ m3 nước, được bố trí hình lòng máng, xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi đá cao với hàng nghìn ha thảm thực vật và rừng, đáy hồ sâu, có nơi tới hơn trăm mét, có hệ thủy, sinh vật phong phú đem lại tiềm năng lớn để phát triển nghề cá cho tỉnh. Theo một đề tài khoa học thì hệ cá khu vực sông Đà hiện có tới 174 loài, thuộc 85 giống, 19 họ, 6 bộ. Trong đó, bộ cá chép có thành phần phong phú nhất với 123 loài thuộc 59 giống, chiếm 70,6% tổng loài. Tiếp đến là bộ các nheo với 28 loài thuộc 12 giống, chiếm 16% tổng số loài. Đặc biệt 19 loài có giá trị kinh tế như: chiên, anh vũ, lăng, dầm xanh, trắm, trôi, chép, quất (lăng), bỗng, tầm Siberi, hồi vân, chày đất... Việc nuôi trồng khai thác thủy sản hồ sông Đà góp phần quan trọng giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân.

 

Nhận thức tiềm năng phát triển nghề cá của hồ sông Đà, những năm gầy đây đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nuôi các loại cá đặc sản và cho kết quả khá tốt. Công ty Minh Tín, một DN ở Hải Dương đầu tư 170 lồng cá tại xã vùng hồ Thung Nai (Cao Phong) từ năm 2012 theo mô hình khép kín công nghệ tiên tiến, trong đó có 130 lồng nuôi các loại cá trắm, lăng và diêu hồng. Các sản phẩm cá sông Đà ngon, sạch chủ yếu cung cấp cho thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Mỗi lồng cho thu hoạch từ 3 - 4 tấn cho thu hàng trăm triệu đồng.

 

 

“Cú huých” mới hiện thực hóa tiềm năng thủy sản hồ Hòa Bình

 

Với tiềm năng và lợi thế đặc thù, một trong những định hướng quan trọng cải thiện và nâng cao đời sống người dân, phát triển KT-XH vùng hồ là bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản của tỉnh. BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 12, ngày 13/6/2014 về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020. Trong đó đặt mục tiêu tổng quát là phát triển sản xuất nuôi cá lồng bè với một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất và tăng trưởng bền vững của ngành thủy sản. Phấn đấu năm 2015, số lồng nuôi cá vùng hồ đạt 2.700 lồng, tương đương 65.000 m3, sản lượng khai thác đạt 3.800 tấn, tạo việc làm cho 2.500 lao động. Đến năm 2020 phát triển đạt 3.500 lồng, tương đương 85.000 m3; sản lượng nuôi, khai thác đạt 6.500 tấn, tạo việc làm cho 2.800 lao động. Trong giai đoạn trên, hình thành, duy trì và phát triển mạnh mô hình liên kết doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được hình thành và hoạt động có hiệu quả. Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy đã đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư về khoa học công nghệ, ứng dụng KH-KT, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nghề nuôi cá lồng; quản lý, phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình. Mới đây, UBND tỉnh đã  ban hành Quyết định số 10 về việc quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai 2015 - 2020. Theo đó, sẽ hỗ trợ trong vùng quy hoạch nuôi thủy sản tập trung được UBND tỉnh phê duyệt cho các cơ sở nuôi cá bằng lồng bè quy mô 50 m3 trở lên 50% kinh phí đầu tư cho một lồng nuôi, mức 25 triệu đồng, tối đa không quá 80 triệu đồng/hộ/ năm. Theo ông Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, với chủ trương và chính sách cụ thể đang được tỉnh triển khai sẽ tạo ”cú huých” khai khác hiệu quả lợi thế so sánh, phát triển bền vững nghề cá trên hồ sông Đà.

 

 

                                                                                         LC

 

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục