Nhân dân xóm Bào 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc) đầu tư trồng mía tím phát triển kinh tế gia đình.
(HBĐT) - Thanh Hối là xã vùng thấp của huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 7 km, có quốc lộ 12B đi qua trung tâm, thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hoá. Trong những năm gần đây, Thanh Hối được biết đến là một điểm sáng trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện.
Đồng chí Bùi Thị Bích, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Thanh Hối là xã có truyền thống chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ngay từ trước năm 2000, Thanh Hối đã phát triển mô hình vỗ béo trâu, bò. Từ một vài hộ ban đầu ở xóm Chiềng Đông, mô hình mua trâu, bò về vỗ béo đã được nhân rộng ra các xóm Chiềng Nem, Bào và phát triển ở hầu hết các xóm. Thời kỳ đó, gia đình nào cũng đầu tư chuồng trại, trồng cỏ voi để chăn nuôi trâu, bò hàng hoá. Mặc dù phong trào vỗ béo trâu, bò không còn phát triển rầm rộ như thời kỳ trước nhưng hiện nay, người dân trên địa bàn các xóm vẫn duy trì chăn nuôi trâu, bò và chăn nuôi gia súc, gia cầm hàng hoá để phát triển kinh tế gia đình. Hiện, toàn xã có gần 2.000 con trâu, bò; trên 2.700 con lợn, trên 26.000 con gia cầm, 490 đàn ong; trên 100 con dê và ao, hồ 8,5 ha. Đặc biệt, bên cạnh chăn nuôi, vài năm gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất của xã phát triển mạnh. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, hàng năm, xã phối hợp với Trạm KNKL và các chương trình khác mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật trồng cây có múi... Toàn xã hiện có diện tích đất cấy lúa gần 400 ha, nhờ đưa các giống lúa mới vào sản xuất, năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha. Từ năm 2010, trên địa bàn xã phát triển mô hình trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh ở xóm Tân Hương. Hiện, xóm có gần 100 hộ, hầu hết các gia đình đều trồng bưởi. Năm 2013 mới có 10 ha, năm 2014 có 20 ha, năm 2015 phát triển lên 22 ha. Thực hiện Nghị quyết số 11, ngày 10/7/2013 của BCH Đảng bộ huyện Tân Lạc về phát triển cây bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 - 2020, cấp ủy, chính quyền xã Thanh Hối đã vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi những diện tích ruộng kém hiệu quả sang trồng bưởi. Hiện nay, cây bưởi và cây mía được xác định là chủ lực trong phát triển kinh tế của xã. Toàn xã đã phát triển trên 60 ha bưởi da xanh, bưởi đỏ; 135 ha mía trắng, mía tím.
Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Năm 2014, thu nhập bình quân của Thanh Hối đạt 18,2 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,44%. Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Thị Bích, Phó Chủ tịch UBND xã, hiện nay, vấn đề đặt ra cho phát triển sản xuất của xã là đầu ra cho sản phẩm vẫn chưa ổn định. Riêng sản phẩm mía chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa đẹp, tính cạnh tranh thấp nên đầu ra cho sản phẩm còn bấp bênh. Diện tích bưởi đang phát triển mạnh, hiện nay, thị trường đầu ra vẫn ổn định. Nhưng trong tương lai cần xây dựng thương hiệu gắn với đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
P.V
(HBĐT) - Hồ thủy điện Hòa Bình (hồ sông Đà) địa phận tỉnh ta có diện tích mặt nước 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình, là tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Tỉnh đã quy hoạch và đang triển khai những giải pháp cụ thể, tạo “cú huých” khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù của vùng hồ phát triển nghề cá theo hướng sản xuất hàng hóa.
(HBĐT) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52 hướng dẫn một số chính sách tài chính đặc thù đối với công ty nông, lâm nghiệp sau khi hoàn thành sắp xếp, đổi mới.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tập thể (KTTT) với các ngành nghề sản xuất đa dạng, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu NSNN trên địa bàn.
(HBĐT) - Bằng nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực, đồng bộ từ các chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương nhưng trên hết là sự cố gắng, nỗ lực của người dân đã góp phần đẩy nhanh công tác giảm nghèo ở Mai Châu những năm qua.
(HBĐT) - 5 năm qua, lĩnh vực nông nghiệp của huyện Mai Châu đã có những chuyển biến tích cực. Đó là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KH-KT theo hướng sản xuất hàng hóa tiếp tục theo định hướng của Nghị quyết số 05-NQ/HU của Đảng bộ huyện khoá XXIII.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Trung Thắng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình cho biết: Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất để thúc đẩy SX-KD phát triển. Công ty hiện có 7 chi nhánh, quản lý 8 địa bàn, gồm các lâm trường Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn, Tu Lý, Xí nghiệp Kỳ Sơn, đội Lương Sơn và xưởng chế biến gỗ (xã Mông Hoá - Kỳ Sơn). Khi Công ty được thành lập nhận bàn giao theo hình thức bàn giao nguyên trạng với những tồn tại chưa được giải quyết, trong đất được giao có cả làng bản, KDC, ruộng nương, sông suối, đường giao thông, trụ sở cơ quan hành chính... lưu tâm nhất là vấn đề tranh chấp đất đai giữa người dân và lâm trường.