Cải tạo đàn trâu, bò địa phương, phát triển chăn nuôi gia súc hướng thịt, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.

Cải tạo đàn trâu, bò địa phương, phát triển chăn nuôi gia súc hướng thịt, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.

(HBĐT) - Huyện Cao Phong có trên 5.000 ha diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Ở độ cao trên 250 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ, tầng đất dày, độ phì cao, huyện thích hợp với phát triển chăn nuôi gia súc và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có múi.

 

Để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, Huyện ủy đã ban hành và tập trung lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp như: Nghị quyết số 03 về phát triển chăn nuôi; Nghị quyết số 04 về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp... Đồng thời, tích cực thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh. Vì vậy, 5 năm qua, lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp của huyện có bước phát triển vượt bậc. Huyện đã định hướng phát triển các loại cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị thu nhập cao trên 1 đơn vị diện tích. Trong đó, tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành vùng chuyên canh với 2 loại cây chủ lực là cây có múi và mía. Hàng năm, bằng nguồn ngân sách huyện, tỉnh và thu hút vốn từ các dự án, huyện đã thực hiện tốt chương trình nhân giống và đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Diện tích, sản lượng cây có múi tăng nhanh. Tính đến tháng 6/2015, diện tích cam, quýt, bưởi các loại đạt khoảng 1.400 ha. Cây cam, quýt trong thời kỳ kinh doanh đạt trên 600 ha, sản lượng đạt trên 16.500 tấn, giá trị đạt từ 600 - 850 triệu đồng/ha. So với năm 2010, diện tích tăng 740 ha, sản lượng tăng 11.000 tấn. Đặc biệt, với những nỗ lực chung của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, tháng 11/2014, 4 giống cam CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao, cam Canh đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH &CN cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp chứng nhận này. Đây là bước đột phá mang tính chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện. Từ khi được cấp giấy chứng nhận, người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến thương hiệu cam Cao Phong nhiều hơn, giá cũng tăng lên trên 1,5 lần. Để bảo vệ và phát triển thương hiệu, huyện đã định hướng cho nhân dân trên địa bàn trồng cam, quýt theo tiêu chuẩn VietGap, dự kiến trong năm 2015 triển khai thực hiện được trên 100 ha.

 

Cây mía cũng phát triển mạnh, người dân đã đưa mía từ trên đồi, trong vườn xuống ruộng 1 vụ, diện tích duy trì trên 2.500 ha. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, người dân chú trọng đầu tư thâm canh, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật nên chất lượng mía được nâng cao. Năm 2013, nhãn hiệu tập thể cho mía tím Hòa Bình, trong đó có mía tím Cao Phong đã được công nhận. Tính chung, 75% diện tích đất canh tác của huyện cho thu nhập bình quân 200 triệu đồng/ha. Nhiều trang trại và hộ dân thu nhập từ trồng cam, quýt đạt giá trị trên 500 triệu đồng/ha. Một số hộ điển hình thu nhập từ trồng cam và mía đạt hàng tỷ đồng.  

 

Bên cạnh trồng trọt, huyện tiếp tục tập trung cải tạo đàn trâu, bò địa phương, đảm bảo tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm hàng năm đạt 5%, hiện, tổng đàn có 271.000 con. Chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản phát huy lợi thế trên 133,94 ha mặt nước vùng hồ Hòa Bình tại 2 xã Bình Thanh, Thung Nai. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 108 ha, hàng năm thu hoạch trên 230 tấn cá các loại, tăng 110 tấn so với năm 2010. 

    

 

                                                                              Minh Châu

 

 

Các tin khác


Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục