Gia đình ông Nguyễn Văn Lự (bên phải) là một trong những hộ hiến đất nhiều nhất để làm đường giao thông trong phong trào xây dựng NTM ở xã Dũng Phong.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN&PTNT, Phó BCĐ xây dựng NTM huyện Cao Phong cho biết: Thấy rõ tầm quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong phát triển nông thôn miền núi, những năm qua, huyện đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân. Nhờ vậy, phong trào xây dựng NTM đã được đông đảo nhân dân hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: hiến đất, góp ngày công làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, xây dựng hệ thống kênh mương; hỗ trợ nhau làm kinh tế; tự đầu tư chỉnh trang nhà ở, KDC...
Sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện đã huy động được trên 40.000 ngày công lao động của người dân; vận động 814 gia đình tự nguyện hiến đất với tổng diện tích 65.521 m2 để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn như làm đường giao thông, đường nội đồng trị giá gần 45 tỷ đồng... Phong trào xây dựng NTM còn được đông đảo người dân hưởng ứng bằng cách hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, vận động các hộ tự đầu tư, chỉnh trang nhà ở. Trong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, huyện chú trọng đầu tư phát triển các mô hình phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Điển hình như hỗ trợ đầu tư triển khai mô hình nuôi lợn rừng tại xã Dũng Phong, Nam Phong, Thu Phong; trồng cây có múi tại các xã Dũng Phong, Xuân Phong, Nam Phong, Thu Phong... Ngoài ra, huyện còn mở rộng đầu tư, phát triển các mô hình trồng cây su su ở Xuân Phong, sản xuất rau an toàn, nuôi gà thả vườn... đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao.
Điểm đặc biệt trong quá trình triển khai các mô hình phát triển kinh tế là người dân đã chủ động tham gia đóng góp đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động. Ví như năm 2013, tổng nguồn vốn huy động và lồng ghép trong phát triển sản xuất trong xây dựng NTM ở Cao Phong khoảng trên 2,3 tỷ đồng. Trong đó, vốn người dân tham gia đóng góp khoảng 300 triệu đồng. Năm 2014, tổng nguồn vốn huy động và lồng ghép trong phát triển sản xuất xây dựng NTM hơn 2,8 tỷ đồng, người dân tham gia đóng góp hơn 450 triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện thường xuyên quan tâm đầu tư phát triển toàn diện các mặt giáo dục, y tế, văn hóa nên hệ thống cơ sở vật chất được cải thiện đáng kể. Hệ thống y tế cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, CSSK ban đầu cho nhân dân. Trường, lớp học được chú trọng phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dạy và học. Hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường, củng cố vững mạnh...
Có thể nói, từ việc phát huy tốt nguồn nội lực đã tích cực góp phần tạo sự bứt phá nhanh, mạnh, bền vững trong xây dựng NTM ở Cao Phong. Đến nay, huyện có Dũng Phong là xã đầu tiên của tỉnh cán đích NTM; 1 xã đang trong quá trình thẩm định xét duyệt công nhận. Đến hết năm 2015, bình quân đạt 12,5 tiêu chí/xã, tăng 7,5 tiêu chí so với năm 2010.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Thanh Hối là xã vùng thấp của huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 7 km, có quốc lộ 12B đi qua trung tâm, thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hoá. Trong những năm gần đây, Thanh Hối được biết đến là một điểm sáng trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng CSXH tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các đối tượng xã hội, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo.
(HBĐT) - Chiều 24/6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM 6 tháng đầu năm 2015, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và xét công nhận các xã đạt chuẩn NTM đợt 1 năm 2015. Dự hội nghị có các thành viên trong BCĐ tỉnh, huyện. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực BCĐ chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 24/6, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói - giảm nghèo (Đề án 30A) theo Quyết định 293 của Thủ tướng Chính phủ tại huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Năm 2015, tổng kế hoạch vốn đầu tư NSNN trên địa bàn tỉnh là 1.358,471 tỉ đồng, trong đó, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung là 266,5 tỉ đồng, vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách T.Ư là 605,7 tỉ đồng, nguồn trái phiếu Chính phủ là 341,2 tỉ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia là 145 tỉ đồng.
(HBĐT) - Hồ thủy điện Hòa Bình (hồ sông Đà) địa phận tỉnh ta có diện tích mặt nước 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình, là tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Tỉnh đã quy hoạch và đang triển khai những giải pháp cụ thể, tạo “cú huých” khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù của vùng hồ phát triển nghề cá theo hướng sản xuất hàng hóa.